![]() |
Công nhân lựa chọn thức ăn. |
Anh Nguyễn Anh Tuấn, Công đoàn Công ty TNHH Thực phẩm Quang Hiếu cho biết: “Có nhiều khay thức ăn NLĐ được tự chọn món ăn mình thích cũng như số lượng thức ăn mình cần dùng. Điều này xuất phát từ thực tiễn khi khẩu phần ăn của phụ nữ thường ít, còn của nam lao động thì nhiều hơn. Vì vậy, ở các bếp ăn thông thường thì sẽ gây lãng phí ở khẩu phần ăn của nữ và nam lao động thì lại chưa nạp đủ năng lượng cho ca làm việc buổi chiều”.
Để tránh nhàm chán, thực đơn bữa ăn được thay đổi theo ngày và được lên lịch trước một tuần. Mỗi bữa ăn sẽ có 5 món chính. Món ăn của 2 ngày liên tiếp không được giống nhau. Chỉ cho phép lặp lại tối đa 3 món ăn ở ngày thứ ba so với ngày thứ nhất. Như vậy, bữa trưa của NLĐ tại công ty sẽ có tất cả 12 món luân phiên thay đổi trong tuần. Thực đơn bữa ăn phải khoa học, đủ thành phần dinh dưỡng và năng lượng từ thịt, cá, rau củ,… Nhiều món ăn chất lượng , đắt tiền cũng được bổ sung vào các bữa ăn cho NLĐ như cá hồi, cá cam, cá masaba (Nhật Bản).
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được bếp ăn đặt lên hàng đầu, Công đoàn, lãnh đạo công ty luôn thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Bếp ăn của công ty thuê người làm việc, định kỳ một tuần một lần, công tác kiểm tra chất lượng lại được tiến hành. Và cứ 3 tháng, công ty và công đoàn tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của toàn bộ NLĐ. Theo đó, nếu món ăn nào có đa số NLĐ không thích sẽ cho dừng lại và bổ sung món khác vào bữa ăn. Tất cả các thành viên trong công ty từ lãnh đạo đến NLĐ đều ăn cùng một bếp ăn với thực đơn như nhau. Trong giờ ăn, NLĐ có thể cùng chia sẻ thêm về đời sống, gia đình với ban lãnh đạo công ty.
Chị Trần Thị Thảo, người đã có hơn 20 năm gắn bó với công ty chia sẻ: “Từ khi công đoàn tổ chức bếp ăn tự chọn, chúng tôi rất ủng hộ bởi bữa ăn của mọi người không chỉ ngon, sạch sẽ mà còn phù hợp, luôn được dùng hết, không để dư thừa. Chúng tôi rất biết ơn vì công đoàn công ty thường xuyên thăm hỏi khích lệ tinh thần để mọi người cố gắng hơn nữa”.
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
