Thường lễ phóng sinh chỉ làm ở mấy dịp rằm tháng Giêng, rằm tháng Bảy và tết Nguyên đán, nhưng bây giờ làm triền miên mọi ngày rằm, làm rất khuếch trương, rầm rĩ. Một số năm gần đây, như chúng ta đã chứng kiến, tục lệ phóng sinh đã bị biến tướng. Biến tướng từ cách làm của một số đệ tử Phật giáo và cả của một số vị thầy chùa.
Vào dịp này năm ngoái, nhà văn Phạm Ngọc Tiến cũng đã từng viết về nạn phóng sinh như sau: "Ai cũng biết số phận những sinh vật được thả phóng sinh đó, tưởng là giành lại được sự sống nhưng kết thúc của nó lại là bi thảm. Những ao hồ trong nội thành những dịp phóng sinh cá chết nổi thối rinh. Đáng thương là có những con vẫn còn bị nhốt trong túi ni lon. Chim chóc cũng vậy, chả mấy con được thả mà có thể sống nổi trong môi trường tự nhiên. Chưa kể là còn bị đánh bắt lại làm thân phận kẻ được “phóng sinh chuyên nghiệp”. Vậy thì sao gọi là phóng sinh được, mà đúng hơn là bức tử, là sát sinh?”.
Cũng cần phải nói thêm cho rành rẽ ngọn ngành, là bản chất của việc mua chim "phóng sinh" chính là một việc ác chứ không hề là việc thiện. Đó là hiến sinh, là sát sinh, chứ không phải phóng sinh, vì càng bắt nhiều chim để phóng sinh sẽ làm số lượng chim chết càng nhiều.
Lại cũng cần phải nói cho thấu đáo, có cầu thì mới có cung, có một số thầy chùa và đệ tử của họ tìm mua chim phóng sinh thì mới có người đi bắt chim để bán cho họ.
Nếu những người đó, có thể là vô tình, đã làm một việc trái với bản chất thiện lành của đạo Phật, lại được cổ vũ như là một hành động cúng dường để giảm đi tai ách, giảm nghiệp chướng, giành được chỗ trên cõi Niết bàn hoặc được thần phật ban phát tài lộc, thì họ sẽ càng làm nhiều việc như thế hơn, dần dần vô hình trung biến một tục lệ vốn có bản chất nhân đạo trở thành một hủ tục thiếu nhân văn, làm giảm uy tín của chính Phật giáo nước nhà.
Vậy cho nên, thật là đáng hoan nghênh nhiệt liệt Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ngày hôm qua 28/8 đã làm được một việc tưởng chừng là bé nhỏ nhưng có ý nghĩa rất lớn lao. Đó là lần đầu tiên trong cả nước, một cơ quan cấp sở của một địa phương nhỏ đã mạnh dạn đi tiên phong trong việc kêu gọi Giáo hội Phật giáo tỉnh và các đệ tử chúng sinh trong tỉnh nhà không nên tổ chức và tham gia việc phóng sinh chim muông vào dịp ngày Rằm này.
Càng khâm phục hơn vì xứ Thừa Thiên - Huế vốn là đất sùng đạo Phật xưa nay, vậy mà bây giờ ở đó, những người cán bộ của Sở NN& PTNT, của UBND tỉnh, đã dũng cảm lên tiếng đòi ngăn chặn một phong tục lâu đời đã bị biến thành một hủ tục của thời hiện đại, thời bảo vệ môi trường thiên nhiên và động vật cũng cần thiết như gìn giữ nền hoà bình cho nhân loại hiện nay.
![]() |
Công văn số 1989 của Sở NN & PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: TL. |
Xin mời quý vị đọc nguyên văn Công văn của Sở NN & PTNN trong ảnh đi kèm bài viết này. Và một lần nữa, chúng ta, cả các thầy chùa và nhà chùa, cả các Phật tử chúng sinh ở mọi tỉnh, thành, hãy cùng nhau hưởng ứng, hoan nghênh và nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội dung của bản công văn rẩt nhân văn, hợp lý hợp tình, tốt đời đẹp đạo của Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế vừa ban hành trước thềm lễ Rằm tháng Bảy này!
AN VINH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
