![]() |
Mục Kiền Liên cứu mẹ, nguồn gốc mùa Vu Lan báo hiếu (tranh thêu). |
Theo truyền thuyết Phật giáo Bắc Tông, Mục Kiền Liên, vị tỳ kheo của Phật giáo trong thời kỳ Phật Thích Ca tại thế - và là một trong hai đệ tử hàng đầu của Phật - sau khi tu luyện nhiều phép thần thông, biết mẹ mình là bà Thanh Đề dưới địa ngục đang lâm kiếp nạn ngạ quỷ (quỷ đói), bèn tìm cách đưa cơm xuống địa ngục cho mẹ. Nhưng khi ăn, bà Thanh Đề không cho cô hồn khác cùng ăn nên cơm hóa thành lửa đỏ. Mục Kiền Liên hỏi Phật cách cứu mẹ. Phật dạy: “Dù ông có thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu nổi mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng Bảy là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Mục Kiền Liên làm theo lời Phật và mẹ ngài được giải cứu. Phật cũng dạy chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ hãy làm theo cách này. Từ đó lễ Vu Lan ra đời.
Với ý nghĩa báo hiếu, đền đáp công cha mẹ sinh thành, lễ Vu Lan thể hiện ân đức quan trọng nhất trong tứ đại trọng ân của nhà Phật (Ân cha mẹ, Ân tam bảo sư trưởng, Ân quốc gia xã hội, Ân chúng sinh vạn loại). Song, cha mẹ ở đây không phải chỉ là người sinh thành ra mình mà còn được hiểu rộng là chúng sinh. (Khi còn tại thế, một lần trên đường đi thuyết pháp, Đức Thích Ca Mâu Ni gặp đống xương khô đã quỳ xuống vái. Ngài giải thích, biết đâu kiếp trước đó chính là cha mẹ mình).
![]() |
Cỗ cúng cô hồn Rằm tháng Bảy. |
“Tháng cô hồn” thì bắt nguồn từ quan niệm của Đạo giáo, cho rằng từ 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở quỷ môn quan cho quỷ đói, những cô hồn không người thờ cúng về dương gian. Cánh cửa quỷ môn quan sẽ đóng lại vào giữa đêm 14/7 Âm lịch; vì thế người dương gian cần cúng cháo, gạo để quỷ đói không quấy phá đời sống của mình, cô hồn lang thang được một lần hương khói. Ngày lễ xá tội vong nhân ra đời từ tích ấy.
Có thể thấy, tháng Bảy Âm lịch nói chung, ngày Rằm tháng Bảy nói riêng là một trong những tháng lễ quan trọng nhất của Phật giáo và trong đời sống tâm linh của người Việt. Dân gian có câu “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Bảy”. Nếu phương Tây có ngày Mother Day, Father Day để nhớ công sinh thành của cha mẹ, thì mùa Vu Lan báo hiếu của người Việt cũng mang nét nghĩa cao cả này. Cả lễ Vu Lan và “tháng cô hồn” - ngày xá tội vong nhân đều mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Trong dịp này, như mọi lễ tết, vấn đề ăn uống, đi lại, thờ cúng... diễn ra nhộn nhịp, bởi nhu cầu tăng vọt so với ngày thường. Chuyện an toàn vệ sinh thực phẩm, cháy nổ, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường... cần được đặt ra và nhìn nhận thấu đáo.
![]() |
Mẹ già với mùa Vu Lan báo hiếu - Ảnh ChieuTa. |
![]() Đốt vàng mã nhân dịp Rằm tháng 7 từ lâu đã trở thành một việc làm quen thuộc đối với nhiều gia đình Việt, tuy ... |
![]() Đã có nhiều vụ cháy, nổ xảy ra tại những khu tập thể cũ, xuống cấp, gây thiệt hại lớn về người và tài sản… ... |
![]() Đó là số liệu báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014 ... |
![]() Trang bị những kĩ năng thoát hiểm khi có cháy nổ xảy ra sẽ giúp trẻ bình tĩnh và biết cách xử lý tình huống ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
