![]() |
Cháy nổ khu nhà gỗ phố Vọng Hà do đốt vàng mã, tháng 8/2012 - Ảnh Kênh14.net. |
Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đã ra Thông tư số 223/TT-HĐTS về việc tổ chức Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2563 - DL.2019 trang nghiêm và ý nghĩa, phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng cho đồng bào Phật tử và nhân dân. Thông tư do Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN ký, gửi tới Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.
Theo đó, thông tư nêu rõ: Về thời gian tổ chức, từ ngày mồng 1 đến ngày rằm tháng 7 âm lịch (có thể kéo dài trong tháng 7 âm lịch). Thông tư hướng dẫn các nội dung tổ chức Đại lễ, trong đó GHPGVN đề nghị không đốt, cúng vàng mã, thay vào đó nên thực hiện các việc làm từ thiện thiết thực cứu giúp người nghèo khổ để chuyển hóa thành nghiệp thiện lành báo hiếu tổ tiên và cha mẹ.
Ở các nơi chùa chiền, đình miếu thường có nơi hủy nhang, vàng mã, song cần có người hướng dẫn, theo dõi, quản lý sâu sát, tránh tình trạng người dân đến cúng vái đông, nơi phá hủy nhang hương, vàng mã quá tải; người dân không chờ được mà đốt hủy không đúng nơi quy định, vừa ảnh hưởng vệ sinh môi trường, vừa khiến tàn lửa bay, nhất là khi có gió. Điểm trông giữ xe những địa chỉ này cũng là nơi ẩn chưa nguy cơ không nhỏ về cháy nổ. Việc quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt tại khu vực này là hết sức cần thiết.
![]() |
Đốt nhiểu vàng mã không phải là cách thể hiện lòng hiếu kính với người đã khuất - Ảnh:minh họa. |
Các chuyên gia khuyến cáo, nên tổ chức cho các tăng ni, lực lượng bảo vệ chùa chiền kỹ năng sử dụng bình chữa cháy; cách bảo quản bình chữa cháy; có phương án di dời người, tài sản, thiết bị trong trường hợp xảy ra cháy nổ, không để rơi vào bị động, lúng túng. Có bảng, biển cảnh báo cháy nổ ở những nơi có nguy cơ cao. Các điểm trông giữ xe phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn. Các điểm trông giữ tự phát cần được cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát, buộc phải có phương tiện phòng chữa cháy, phương án xử lý khi sự cố xảy ra.
"Thực tế là khi người dân mang vàng mã đến chùa, các tăng ni không thể cấm được. GHPGVN đề nghị các tăng ni nêu cao ý thức, có trách nhiệm vận động người dân từ bỏ tập tục này, bảo đảm nghi lễ trang nghiêm, tiết kiệm không làm ảnh hưởng đến văn hóa tốt đẹp trong mùa Vu Lan báo hiếu. Nếu xảy ra hiện tượng đốt vàng mã trong các chùa thì trụ trì là người chịu trách nhiệm", Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, các cửa hàng kinh doanh hàng mã, nhang, đèn cầy nên bày bán ở những khu, ngăn riêng biệt, thoáng, để chừa lối thoát khi cần. Cũng không thừa nếu cẩn thận chuẩn bị dụng cụ dập lửa khi mới khởi phát bằng bình xịt, xô nước để sẵn. Kinh nghiệm cho thấy, dập lửa từ ngay những phút đầu tiên hiệu quả rất cao, tốn ít công sức mà không cần dùng quá nhiều nước hay các phương tiện hiện đại, đắt tiền. Các chợ được xây dựng cao hơn một tầng không nên cho phép kinh doanh vàng mã, hương nhang, nến tại các khu vực gần lối đi lại, cầu thang, cửa ra vào, hành lang. Các gia đình thờ cúng nên có dụng cụ đỡ nhang, đèn chắc chắn, cố định, tránh đổ ngã; việc chăm chút khói hương cần sự chú ý đúng mức, hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy ra.
![]() |
Mỗi người hãy có một mùa Vu Lan an lành với đúng giá trị nguyên bản - Ảnh: minh họa. |
Để có một mùa Vu Lan báo hiếu trọn vẹn cần rất nhiều yếu tố, trước hết nằm ở ý thức của mỗi người, trong đó nhận thức về nguy cơ cháy nổ là một yếu tố quan trọng. Nếu chẳng may vẫn có sự cố xảy ra, hãy gọi ngay cho cơ quan chức năng, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy qua số máy 114.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
