Như một sự tình cờ nhiều ý nghĩa, cách đây chỉ mấy ngày, một người phụ nữ Việt Nam, bà Trương Thị Mai, ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng được phân công giữ chức Thường trực Ban Bí thư, một chức vụ rất quan trọng trong hệ thống chính trị quốc gia.
Đây cũng là lần đầu tiên, một phụ nữ Việt Nam hiện đại giữ trọng trách như vậy, lại thêm một minh chứng cụ thể về sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với việc giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới. Thêm một cơ hội cho phụ nữ có tiếng nói về quốc gia đại sự, trong đó có vấn đề tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của một nửa thế giới ở nước ta.
Nhưng quan tâm đến phụ nữ không chỉ là câu chuyện hệ trọng về cương vị chính trị mà còn được thể hiện ở những khía cạnh thiết thực của đời thường.
Vừa rồi, hàng ngàn công nhân (hầu hết là nữ) Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam phải chấm dứt hợp đồng lao động do Công ty ít đơn hàng. Theo thông báo, tổng số tiền chi trả hỗ trợ cho đợt cắt giảm lao động này là 275 tỉ đồng (trung bình người lao động nhận là 116 triệu đồng/người). Tuy nhiên, công nhân phải nộp thuế thu nhập cá nhân 10% cho khoản hỗ trợ mất việc, trong đó có nhiều người là phụ nữ, giữ tay hòm chìa khóa của cả gia đình.
Trước tình hình này, cách đây mấy ngày, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi đã có ý kiến:
"Nếu đánh giá lại, thấy cần thiết thì kiến nghị không thu đối với khoản này. Tất nhiên cái này chúng ta thực hiện theo Luật nhưng theo tôi con số này không bao nhiêu, cần nghiên cứu đề xuất để gỡ khó cho công nhân, người lao động".
Tất nhiên, mọi việc phải hành xử theo quy định pháp luật và vẫn đang trong quá trình xem xét, xử lý nhưng kim chỉ nam chung cho mọi việc là như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm".
Liên quan đến quyền lợi chính đáng và hợp pháp của lao động nữ, Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa phỏng vấn người nhà nữ công nhân Lê Thị Ngân, qua đời vì bệnh ung thư máu từ năm 2012 nhưng đến nay, Công ty Haprosimex - nơi chị làm công nhân vẫn còn nợ BHXH, nợ tiền tử tuất. Tạp chí lên tiếng để đòi công lý cho gia đình nữ công nhân xấu số.
Những quan tâm thiết thực, những việc làm cụ thể sẽ đưa đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người phụ nữ và gia đình của họ. Hoa và những lời chúc tụng không chỉ có trong những ngày lễ như 8/3 hay 20/10 (ngày kỷ niệm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) mà hơn thế rất cần những tầm nhìn, những tấm lòng, những việc làm hữu ích dành cho phụ nữ; từ chủ trương chính sách đến biện pháp thực hiện, những người thực thi và cả những chăm lo cho cuộc sống hằng ngày.
Chừng nào phụ nữ còn bị phân biệt đối xử, bị ngược đãi, bạo hành, bị thiếu thốn, đói khổ, bệnh tật, thất học, … thì xã hội vẫn chưa thể tiến bộ đúng nghĩa và các cấp lãnh đạo, mọi người, trước hết là nam giới phải thấy trách nhiệm của mình và nếu có thể hãy bắt tay ngay vào hành động.
Bởi những lời nói dù đẹp đẽ đến mấy cũng không thể thay đổi hiện thực. Mỗi người và mọi người, đương nhiên có cả vai trò quan trọng và chủ động của phụ nữ hãy chung tay vì sự tiến bộ của phụ nữ, vì một nửa của gia đình và xã hội nếu tính theo số học.
Một nửa nhưng là tất cả của thế giới!
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Phức cảm nữ giới tạo ra các mâu thuẫn góp phần ngăn cản chúng ta trên con đường bình quyền nam - nữ. Mỗi năm, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
