Nguy cơ lớn đòi hỏi cảnh giác cao độ Trách nhiệm cá nhân và an nguy của cộng đồng Cần phải bình luận cho đúng đắn |
![]() |
Cô gái tặng bánh bông lan và trà cho cảnh sát làm nhiệm vụ chống dịch ở Phnom Penh hôm 22/4. Ảnh: NVCC |
Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1990, quê Thanh Hóa) sinh sống ở Phnom Penh (Campuchia) được 3 năm nay. Cô yêu ẩm thực Việt nên đã mở quán bán bún đậu mắm tôm, bánh bông lan trứng muối và làm cả một siêu thị nhỏ ở địa phương.
Việc buôn bán của Nhung gặp nhiều khó khăn khi dịch ập tới. Thành phố phong tỏa, Nhung chuyển qua bán hàng online, ship trong địa bàn quận. Trong quá trình làm, vận chuyển, cô thấy thương những người thực thi công vụ nơi cô sống. Và cô quyết định làm bánh bông lan trứng muối kèm trà để tặng những người đang làm nhiệm vụ.
Nhung chia sẻ, mỗi ngày cô làm chừng mấy chục suất mỗi ngày tặng lực lượng cảnh sát. Bên cạnh đó, siêu thị của cô cũng giảm 5% các mặt hàng để hỗ trợ mọi người trong thời gian khó khăn. Đồng thời, cô cũng cùng bạn tặng 17.500 chiếc khẩu trang N5 cho Bộ Quốc phòng Campuchia.
Trong các chia sẻ của Nhung, tôi chú ý tới câu này: “Có bánh bông lan trứng muối thì chỉ Việt Nam mình mới có, sẵn tiện quảng bá cho ẩm thực quê hương mình luôn”. Giữa lúc sinh tử ngặt nghèo, kinh doanh khó khăn, việc Nhung chủ đích tìm món ăn của “Việt Nam mình” để gửi tới người dân nơi cô sinh sống là một thông điệp mạnh mẽ và cao cả.
Chuyện của Nhung làm tôi nhớ tới câu chuyện về người Việt và món nem ở Senegal. Theo đó, sau chiến tranh, một vài người Việt theo những người chồng là lính Senegal về nước. Một vài người khác ở các đợt khác nhau bị lừa sang đây. Họ chẳng có gì trong tay để bắt đầu một cuộc sống mới. Kể cả những cô dâu Việt về nhà chồng mà nhà chồng cũng đói nghèo thảm thương.
Họ thử làm món nem quê nhà đem bán. Món ăn hợp khẩu vị người địa phương và đem lại những thành công trong kinh doanh. Và cứ thế, những chuỗi nhà hàng nem Việt rồi các xe bán nem lưu động lan tỏa khắp đất nước Senegal. Hình ảnh những chiếc xe máy với thùng chở đồ ăn như Pizza cùng dòng chữ “Nems” khiến người Việt xem không khỏi tự hào. Nem giờ là món thịnh hành ở Senegal theo cách như thế.
Những người mang nem tới đất nước châu Phi xa xôi kia cũng quay lại hỗ trợ cộng đồng bản xứ. Thú vị, họ dùng nem để hỗ trợ trẻ em nghèo, người khó khăn trong xã hội. Cũng vì thế, ngoài việc “xuất khẩu” thành công món nem, họ còn để lại những hình ảnh đẹp về quê hương, xứ sở Việt Nam xa xôi với bạn bè bản xứ.
Hai câu chuyện về bánh bông lan trứng muối ở Campuchia và nem ở Senegal đều mang một thông điệp giống nhau. Rằng mỗi người Việt chúng ta mang trong mình nhiều món quà từ đất mẹ hơn chúng ta tưởng. Đó là những đặc sản quê hương chắt thành từ bao ngọt bùi, đắng cay; là cách đối nhân xử thế khéo léo được trao truyền qua các thế hệ; là tinh thần yêu lao động mà ông cha đã làm để đứng vững trên dải đất nhọc nhằn này.
Quan trọng hơn hết thảy, món quà lớn nhất đất mẹ trao cho người Việt là ý chí cộng đồng và tình thương đồng loại. Dù ở đâu, trong cảnh huống khó khăn ngặt nghèo nào thì tinh thần ấy là sức mạnh lớn nhất để người Việt vượt qua những thời khắc sinh tồn.
Trong đời sống thường nhật, tất nhiên, chúng ta thật khó nhận ra giá trị của việc biết làm nem, biết làm bánh bông lan trứng muối... hay ý thức về việc cho đi những thức quà quê hương. Nhưng những điều khuất lấp ấy, đặt trong bối cảnh ở nơi xứ người, đó là món quà vô giá mà đất mẹ dành cho mỗi người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng.
![]() Chiều 24/4, LĐLĐ thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân năm 2021 với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, vượt ... |
![]() Đó là nguy cơ bùng phát Covid-19 đợt mới được Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý tới trong Công điện 541 ... |
![]() Hơn 1.000 công nhân lao động Thủ đô tham dự Lễ kỷ niệm 135 năm Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và phát động Tháng ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
