![]() |
Nhiều hình thức vay tiền trực tuyến với những lời quảng cáo hấp dẫn dễ khiến người lao động "sập bẫy". |
Anh T.H.N, làm công nhân tại xưởng bào chế gỗ tại làng nghề Triều Khúc, Hà Đông, Hà Nội cho biết: "Tôi vừa trả xong món nợ khiến cả tháng nay mất ăn, mất ngủ". Trước đó vào tháng một, do cần gấp khoản tiền để chi dùng cá nhân nên anh có ý định vay ngoài mà không muốn cho gia đình biết. Vì vậy, anh tìm đến một trang vay tiền trực tuyến trên mạng với nhu cầu vay 15 triệu đồng trong thời hạn 3 tháng, kỳ hạn trả góp là ngày 15 hàng tháng. Sau khi hoàn thiện các thủ tục theo yêu cầu, anh được nhận số tiền vào tài khoản. Nếu như không có đợt dịch phát sinh, lộ trình trả nợ của anh sẽ diễn ra suôn sẻ như dự kiến. Khi anh trả được một đợt đầu theo đúng hẹn, sang đến tháng 3, tác động của dịch Covid-19 lan nhanh trên diện rộng, nhà xưởng nơi anh làm buộc phải đóng cửa. Công nhân rơi vào tình trạng thất nghiệp. Trước kỳ hạn 2 hôm, đã có người gọi điện đến nhắc anh chuẩn bị đến ngày đóng lãi. “Vì đang lúc khó khăn nên vay mượn tiền không phải dễ, từ ngày 15/3, trung bình một ngày nhận được trên 10 cuộc gọi của nhân viên với nhiều giọng nam, nữ khác nhau. Họ đều giục phải chuyển tiền gấp theo hợp đồng. Sang đến hôm sau, tôi vẫn chưa thể trả được, tần suất gọi điện càng nhiều hơn. Tôi nói muốn khất họ thêm ít ngày để chuẩn bị thì họ thay đổi luôn giọng điệu, báo sẽ gọi cho cả người thân để đòi, rồi đưa thông tin lên mạng xã hội”. Không còn cách nào khác, anh đành kể chuyện với gia đình và vay mượn đủ số tiền để trả nốt phần còn lại cho đỡ phiền toái.
Trên thực tế, những trường hợp như anh N. không phải hiếm. Người lao động nếu có nhu cầu vay tiền, chỉ cần đăng thông tin vào một nhóm cho vay online trên các trang mạng xã hội ngay lập tức sẽ có người với danh nghĩa là nhân viên của tổ chức cho vay tiền online liên hệ tư vấn. Nhiều ưu đãi, tiện ích hấp dẫn luôn được đưa ra để mời chào như: cho vay chỉ trong thời gian ngắn, nhận tiền ngay trong ngày, vay không cần tài sản thế chấp, không cần liên hệ với người thân để đòi nợ. Nhưng hầu hết mức lãi suất đưa ra luôn cao hơn gấp nhiều lần so với lãi suất khi vay tại ngân hàng, luôn dưới 20% - mức bị liệt là cho vay nặng lãi hay còn gọi là “tín dụng đen”. Và chỉ đến khi “con mồi” đã sập bẫy, ngay lập tức hàng loạt chi phí phát sinh được liệt kê, dẫn đến số tiền phải trả bị đội lên khủng khiếp.
Nhập vai là người có nhu cầu vay tiền, PV truy cập vào một trang tín dụng trực tuyến. Ngay khi mở trang, những thông tin được hiển thị như: "Chỉ cần CMND, duyệt vay ngay 20 phút, chấp nhận nợ xấu ngân hàng”. PV thực hiện theo các bước hướng dẫn để vay 2 triệu đồng, ngay lập tức có người gọi điện tư vấn, tự xưng là nhân viên đại diện cho tổ chức tín dụng thông báo khoản vay đã được phê duyệt. Người này yêu cầu cung cấp các thông tin như: số CMND, 3 số điện thoại người thân, sổ hộ khẩu và tài khoản ngân hàng qua zalo. Sau khi hoàn thiện thủ tục, người vay được thông báo nhận tiền ngay trong ngày nhưng số tiền thực nhận chỉ có 1,4 triệu đồng (trong khi khoản vay là 2 triệu). Khi hỏi lại, bên tư vấn trả lời phải trừ trước 600 nghìn tiền phí hồ sơ, bảo hiểm khoản vay, tuy nhiên đến kỳ hạn trả tháng sau, người nhận nợ vẫn phải thanh toán đủ số tiền 2 triệu kèm lãi phát sinh.
| ||
Thủ tục đơn giản là yếu tố khiến người lao động vẫn tìm đến các tổ chức vay tiền không chính thống, chấp nhận mức lãi suất cao và nhiều rủi ro. |
Mới đây, cơ quan công an vừa triệt phá một đường dây cho vay thông qua các ứng dụng trên điện thoại như “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online”, lãi suất vay lên đến 1.095%/năm. Đường dây cho vay nặng lãi này do một số đối tượng người Trung Quốc thiết lập với khoảng 40 nhân viên người Việt có nhiệm vụ xét duyệt, thẩm định cho vay và đòi nợ hơn 60.000 người vay trải dài khắp 60 tỉnh, thành phố.
Các đối tượng này lợi dụng ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều người mất việc làm nên có nhu cầu về tài chính để chi tiêu hoặc thanh toán nợ nần nhưng không đủ điều kiện vay tiền từ ngân hàng. Từ đó, họ tìm đến vay trực tuyến vì điều kiện vay đơn giản, chấp nhận lãi suất cao. Kết quả là khó khăn lại chồng thêm khó khăn, khi con số nợ phải trả cả gốc lẫn lãi lớn hơn gấp nhiều lần số tiền vay thực tế, thêm vào đó tinh thần người vay luôn trong trạng thái hoảng loạn, lo lắng.
Theo khuyến cáo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 hiện nay, trường hợp gặp khó khăn về tài chính, không thể đảm bảo khả năng trả nợ, người tiêu dùng nên chủ động gửi văn bản tới đơn vị liên quan để đề xuất giải pháp hỗ trợ xử lý giãn nợ, tránh tình trạng để trả quá hạn dài ngày, phát sinh các khoản tiền phạt và các trách nhiệm pháp lý liên quan.
Đồng thời, người lao động không nên vay tiền của các đơn vị không công khai các chính sách thu nhập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng. Đặc biệt, cần cảnh giác với những tổ chức, cá nhân cho vay “mập mờ” các điều kiện, điều khoản giao dịch chung cũng như không công bố biểu phí hoặc làm rõ các chi phí phát sinh trong quá trình giao dịch.
Các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng cần đẩy mạnh hình thức cho vay ưu đãi, thủ tục nhanh chóng, đơn giản đến từng cá nhân, hộ gia đình. Từ đó, người lao động có thể chủ động tiếp cận nguồn vốn hợp pháp, lãi suất thấp, tránh vay vốn với lãi suất cao từ các tổ chức, cá nhân cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” dẫn đến nhiều hậu quả, hệ luỵ khôn lường.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
