Sáng nay tôi đọc được trên VNExpress những dòng này: “Trên tay còn hơn 10 tờ nên Phước vẫn vừa khóc vừa chạy. Chiếc đồng hồ trên quầy tính tiền tích tắc nhích dần về 16h15, thời điểm các công ty xổ số phía Nam bắt đầu mở thưởng. Vé không bán hết bị xem là vé ế, người bán phải ôm. Phước trong hoàn cảnh ấy là cậu bé hơn 10 tuổi, không đi học, được mẹ bế theo bán vé số từ khi mới lọt lòng. Mấy năm nay, cậu tách mẹ đi bán riêng và 10 tờ có thể bị ế trên có tiền vốn 89.000 đồng, gần bằng tiền lời cả ngày Phước ròng rã rảo khắp các con phố!".
Những người như Phước, trẻ con có, già cả lụm khụm không thiếu vẫn khá nhiều trên các con phố ở những thành phố lớn mỗi ngày. Họ lặn lội khắp các hang cùng ngõ hẻm, dầm mưa dãi nắng để nuôi sống chính mình và góp phần lớn tạo ra các con số đẹp, lợi nhuận mơ ước của các công ty xổ số nước nhà. Nhiều người mua vé số hoặc vì thương, tìm vận may hoặc đơn giản hơn ít nghèo hơn họ đôi chút và mang tấm vé về với ước mơ đổi đời mỗi chiều tối. Trớ trêu thay kinh tế khó khăn, doanh số hàng loạt công ty xổ số lại tăng nhanh từng tháng.
Mấy ngày trước, 21 công ty xổ số kiến thiết phía Nam báo lợi nhuận gần 8.800 tỷ đồng nửa đầu năm và cho rằng lượng vé phát hành "hiện không đủ nhu cầu". Lượng vé phát hành tiêu thụ gần hết (98%), doanh thu các công ty đạt 68.800 tỷ đồng, tăng 16%. Sau nửa đầu năm, các công ty này báo lãi tổng cộng gần 8.800 tỷ đồng, tăng 10%; nộp ngân sách hơn 22.000 tỷ đồng và đạt gần 61% kế hoạch năm! Ông Đỗ Quang Vinh - Chủ tịch Hội đồng xổ số kiến thiết khu vực miền Nam - cho biết "xổ số đang ở thời kỳ thuận lợi nhất".
Còn người bán vé số thì thế này đây "Lúc lấy vé, đại lý nói trước, ai trả lại sẽ bị cắt, không cho bán nữa, người mẹ có tật ở chân, giải thích. Cho nên, khi gần tới giờ xổ, chị sẽ dồn vé sang con, dùng chiêu khóc lóc cuối cùng, đánh vào lòng thương của mọi người. Chị thừa nhận làm thế chẳng tốt đẹp gì nhưng ôm vé vài lần là cụt vốn, chỉ cần không bán được 5 tờ là mẹ con phải cắt cơm"! Tình cảnh tương tự, chiều nào cũng dễ thấy ở TP.HCM và các tỉnh lân cận.
Cực nhọc và vất vả như thế nhưng “Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh”. Nhiều năm qua, không ít có ý kiến đề nghị các công ty xổ sổ lãi khủng, doanh thu lớn cần phải chia sẻ với người bán vé số dạo nhiều hơn. Nhưng đáp lại là họa may dịch bệnh hay lâu lâu mới có ít phần quà hỗ trợ hoặc không nhiều kinh phí giúp họ lúc ngặt nghèo. Còn căn cơ hơn như bảo hiểm y tế miễn phí, bảo hiểm xã hội cách nào đó hoặc thiết thực nhất là tăng hoa hồng thì vẫn hun hút xa xôi!
Những bức xúc như người bán vé số dạo là lực lượng chính phân phối vé số đến người mua, phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, người già, bệnh tật. Nhiều công ty xổ số vẫn im lặng triền miên trước những đòi hỏi về chính sách đãi ngộ cho người bán vé số dạo. Lo cho họ, có trách nhiệm xã hội hơn với nguồn lao động chính của mình không chỉ là đạo đức kinh doanh mà đạo lý cần có mà bất cứ doanh nghiệp, ngành nghề nào cũng nên xem trọng.
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
