![]() |
Sở GD&ĐT công nhận trúng tuyển cho 423 học sinh thuộc diện tuyển thẳng vào lớp 10 THPT. Ảnh GDTĐ |
Theo đó, Sở sẽ bắt đầu phân loại đối tượng thí sinh tính đến 17 giờ ngày 11/6. Hiện tại, Hà Nội mới ghi nhận 11 học sinh thuộc diện trên. Và Hà Nội đang nỗ lực để thực hiện kỳ thi một cách nghiêm minh, an toàn cho các thí sinh.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc các F được đặc cách sẽ gây xáo trộn trong chỉ tiêu của các trường, ảnh hưởng tới việc dạy và học sau này. Hoặc không, số lượng thí sinh được đặc cách sẽ vô hình trung lấy mất cơ hội của các em học sinh khác với điểm số đáng nhẽ được vào trường các em mong muốn.
Lập luận sòng phẳng này đáng ghi nhận. Cả những cuộc tranh luận về lẽ công bằng cũng đáng được tán dương dù quan điểm có nghiêng về bên nào. Bởi suy cho cùng, một kỳ thi thành công là một kỳ thi chọn được những đại diện xứng đáng.
Nhưng, để rộng đường tranh luận, chúng ta cũng nên cập nhật thêm thông tin khác. Cụ thể, không tính các trường hợp F, năm học 2021-2022 tới đây, Hà Nội sẽ đặc cách tuyển thẳng 423 học sinh.
Theo TTXVN, “đa số học sinh được tuyển thẳng là học sinh khuyết tật với 238 em. Số còn lại gồm 99 học sinh Trường Phổ thông dân tộc nội trú; 61 học sinh đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế văn hóa, thi khoa học kỹ thuật; 12 học sinh đoạt giải cấp quốc gia và quốc tế về văn nghệ, thể dục thể thao và hai học sinh là người dân tộc ít người”.
Tức là, ngay trong điều kiện bình thường thì những học sinh có điều kiện kém may mắn hơn (hoặc có thành tích đặc biệt) đã được ưu tiên hơn các học sinh bình thường. Đồng nghĩa, các trường hợp F được đặc cách không phải là những người phá tiền lệ. Việc ưu tiên những người kém may mắn hoặc có thành tích đặc biệt đã được thực hiện từ rất lâu và năm nay cũng không ngoại lệ.
Đến đây, dư luận sẽ tiếp tục đặt ngược vấn đề: Vậy đặc cách cho các hoàn cảnh khó khăn có là bất công với những trường hợp bình thường?
Nếu so đo sòng phẳng thì câu trả lời là không. Ngược lại, những em học sinh dân tộc thiểu số, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện được tiếp cận giáo dục ít hơn các em học sinh bình thường. Chưa kể, các em cũng phải dành nhiều thời giờ hơn để làm việc nhà, việc đồng áng so với học sinh phố thị. Việc các em thuộc nhóm yếu thế được đặc cách chính là một cách để tạo ra sự công bằng tương đối cho kỳ thi.
Tương tự với F0, F1 được tuyển thẳng, trong cơn đại dịch này, cả xã hội bị tổn thương. Nhưng nhóm bị tổn thương mà khiến dư luận xót xa bậc nhất là các em nhỏ. Việc các em trở thành bệnh nhân hoặc F1, phải đi cách ly, xét nghiệm thường xuyên, rất khó trong việc ôn bài và làm bài. Chưa kể, sức khỏe các em có thể bị ảnh hưởng nếu như áp lực thi cử vẫn đè nặng trên vai.
Vậy nên, quyết định đặc cách các F là một quyết định sáng suốt theo kịp nhịp đập của thời cuộc chứ không gò theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo được hình thành mấy chục năm. Và những người trong ngành giáo dục Thủ đô xứng đáng được ghi nhận với sự táo bạo này.
Vì lẽ công bằng ở đời không đơn giản là thêm một bớt hai cơ học. Mà đôi khi, nó là cái vỗ vai động viên, hay một quyết sách nhân văn để các em học sinh yên tâm cách ly, điều trị (nếu cần). Điều này cũng là đồng lòng cùng dân tộc chống dịch.
Quyết định từ vị trí học sinh, bỏ qua những rào cản chật chội để theo kịp những thay đổi của cuộc sống cũng chính là giáo dục nhân bản mà bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn mong muốn vậy.
![]() Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều công nhân lao động rơi vào tình trạng tạm thời bị mất việc ... |
![]() Nhóm Dự án Nam Việt Design, PAM Air và Signify đã nghiên cứu thành công phương án buồng lấy mẫu xét nghiệm chống nóng và ... |
![]() “Nhân duyên đúng là một ẩn số. Mình không nghĩ rằng hạnh phúc cuộc đời lại được tìm thấy ở khu cách ly tập trung” ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
