Báo cáo trước phiên chất vấn sáng nay tại kỳ họp thứ 5 QH khóa này, Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết số lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng nửa đầu năm 2023 là gần 510.000 người. Số thôi việc, mất việc là 280.000 người; nhiều nhất là ngành dệt may, sau đó đến da giày (31.600 người), sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử (45.000 người). Nơi có lao động mất việc nhiều nhất là khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nội.
Hơn nửa triệu người đang chịu những hệ lụy xấu của “suy thoái” chung đồng nghĩa với hàng triệu gia đình vẫn lao đao vất vả trong những “cơn bão” chưa có dấu hiệu dừng. Tình hình này sẽ còn nặng nề khi mà có hơn 8.600 doanh nghiệp phải cắt giảm lao động, trong đó 27% doanh nghiệp FDI; 72% doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước còn đơn hàng và việc làm không nhiều khả quan cho lắm! Trong bối cảnh không riêng gì Việt Nam khó khăn và thế giới nhiều nơi cũng chịu chung cảnh ngộ thì người lao động vẫn luôn là thành phần gánh nặng trĩu vai ngày một rõ ràng.
Những chính sách hỗ trợ người mất, giảm giờ làm như tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; hỗ trợ học nghề, tín dụng ưu đãi, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm; chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất… dù giảm nhẹ được phần nào lo âu nhưng về lâu dài việc làm nhiều mới có thu nhập và doanh nghiệp gượng dậy nổi. Đã từng có nhiều cảnh báo, chuẩn bị và đối phó nhưng khó khăn thế này có lẽ ít ai mường tượng trước. Một vài ngành có thể những mảng khác còn có thể hỗ trợ, chia sẻ nhưng như hiện nay chỉ có thể gắng gượng và vỗ vai cùng nhau chịu trận hoặc vượt qua dần dần.
Những gì trong phiên chất vấn hôm nay và hiện thực hóa dần với các chính sách hỗ trợ nhiều hơn ngoài đời thực đang được cử tri - người lao động trông chờ. Họ rồi cũng phải tự thân đi qua sóng gió này nhưng chính sách thiết thực, hỗ trợ hiệu quả cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động thì chẳng riêng gì hai đối tượng này hưởng lợi mà quốc gia cũng mau chóng thoát ra khỏi nhiều khó khăn hiện hữu. Nói gì, bàn thế nào, mổ xẻ ra sao thì chỉ khi doanh nghiệp kinh doanh sản xuất tốt, người lao động đầy đủ việc làm và thu nhập đủ sống thì niềm vui mới thực sự bền vững.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng suôn sẻ và giai đoạn thử thách thế này ai cũng từng nếm trải ít nhất một lần trong đời. Than vãn và trách móc chỉ đem lại những điều không hay cho tất cả. Chấp nhập thực tại, tìm lối ra, đồng lòng đi tới và thoát được khó khăn luôn là điều cần thiết. Nhưng hô hào hay quyết sách chỉ dừng lại trên bàn họp sẽ làm mọi thứ “rối hơn” là biến những thứ đó thành thực tế. Dân cần việc làm và thu nhập ngoài đời hơn những điều quanh quẩn trong hội nghị.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay đang giao các cơ quan đẩy mạnh dự báo nhu cầu sử dụng lao động, đào tạo nghề của doanh nghiệp; thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, tiếp cận thị trường, tìm kiếm đơn hàng mới, giảm chi phí sản xuất. Ông cũng khẳng định sẽ sửa đổi chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Nhưng đó là chuyện của tương lại và độ trễ để tác động ngược lại sẽ phải tính bằng hàng tháng. Còn bây giờ cơm ăn áo mặc và chi tiêu hàng ngày là nỗi lo lớn nhất của hàng chục triệu lao động, nhất là khi họ không thể riêng mình quyết định được thay đổi điều luôn canh cánh ấy!
HÀ PHAN
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee” Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
