
Công trình trùng tu Chùa Cầu được bắt đầu từ tháng 12/2022 và dự kiến hoàn thành vào 8/2024. Tổng số vốn đầu tư cho công trình là hơn 20 tỷ đồng trích từ nguồn ngân sách của TP. Hội An và tỉnh Quảng Nam. Công trình được lên ý tưởng, thi công, và giám sát bởi những chuyên gia đầu ngành về di sản và trùng tu của Việt Nam và Nhật Bản. Ngày khánh thành công trình trùng tu cũng đúng vào Tuần văn hóa Việt - Nhật lần thứ 20 diễn ra ở Hội An.
Về phương án trùng tu công trình, sau nhiều tính toán, đội ngũ chuyên gia tư vấn và thi công lựa chọn phương án “trùng tu hạ giải”. Tức là, đội ngũ sẽ làm nhà bao che toàn bộ công trình. Sau đó, họ sẽ tháo dỡ từng phần của công trình để xử lý. Với những cấu kiện vẫn còn dùng được, đội ngũ thi công sẽ dùng lại. Với những cấu kiện hư hỏng không thể sử dụng, người thợ buộc lòng phải thay thế bằng cấu kiện khác với chất liệu, kiểu dáng tương xứng.
Đặc biệt, phương pháp trùng tu hạ giải sẽ giải quyết rốt ráo được vấn đề liên quan tới kết cấu. Trải qua 400 năm, với nhiều trận lụt lịch sử, cùng 7 lần trùng tu từng phần, nhiều phần kết cấu của Chùa Cầu đã xuống cấp. Đặc biệt là phần móng của công trình. Khi hạ giải, đội ngũ thi công có điều kiện để gia cố toàn bộ, kể cả móng vốn đang có dấu hiệu ảnh hưởng tới tính bền vững.
Quay lại với tranh cãi về việc Chùa Cầu sau trùng tu “mới quá”, đây gần như là thói quen của nhiều người sau khi xem ảnh mỗi công trình trùng tu xong. Còn nhớ, căn biệt thự Pháp số 49 Trần Hưng Đạo cũng nhận đủ “gạch đá” vì màu lạ. Tới lúc các chuyên gia trùng tu Pháp đưa ra bức ảnh chụp hiện trạng gốc của công trình, vụ việc mới lắng xuống. Hay như các chuyên gia Đức dùng công nghệ mới làm sạch rêu mốc ở cửa Ngọ Môn (Kinh thành Huế) cũng bị đánh giá là công trình trăm tuổi hóa “1 tuổi” cũng gây ồn ào.
Chuyện nhà 49 Trần Hưng Đạo, Ngọ Môn Huế hay mới nhất là Chùa Cầu phản ánh nhận thức của rất nhiều người về giá trị của di sản. Họ chỉ nhận định được giá trị của di sản của lớp rêu phong cũ kỹ mà họ cho là cổ kính. Họ cũng chỉ đánh giá được chất lượng trùng tu qua vẻ bề ngoài tức là màu sơn.
Trong khi đó, theo công ước của UNESCO, công trình trùng tu tốt cần đảm bảo tính chân xác, tính toàn vẹn và tính bền vững. Tức là, kể cả nhìn hình đánh giá, thứ chúng ta cần “soi” là về cấu kiện, kết cấu và tổng thể công trình chứ tuyệt nhiên không phải màu sơn hay rêu mốc. Vì thực tế, rêu mốc là kẻ thù số một của di sản, và để đảm bảo tính bền vững, những người trùng tu chắc chắn phải loại bỏ rêu mốc.
Theo các căn cứ trên của UNESCO, chúng ta hoàn toàn có thể đánh giá trùng tu Chùa Cầu là công trình thành công về nhiều phương diện. Lớn nhất là giải quyết vấn đề cốt lõi liên quan tới kết cấu để đảm bảo tính bền vững. Đồng thời, công trình cũng tôn trọng tính chân xác và toàn vẹn khi các cấu kiện cũ được dùng lại rất nhiều cùng với việc thay mới, lưu trữ, đánh dấu bài bản và hợp lý.
Và vẫn với tâm thức đánh giá công trình bằng màu sắc bề ngoài của nhiều người, Chùa Cầu không phải “nạn nhân” đầu tiên, cũng không phải là cuối cùng. Khi người ta không nhận thức di sản như công trình của những người thợ khéo hay những câu chuyện ẩn chứa bên trong mà chỉ xem di sản như một điểm để chụp ảnh check in hời hợt thì những “scandal trùng tu” sẽ tiếp tục nổ ra sau này.
MỸ ANH
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
