
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Ít năm sau, nhà Lý đã chuyển nhiều thợ giỏi từ cố đô ở Ninh Bình ra Thăng Long để kiến tạo kinh đô mới. Trên dưới hai chục dòng họ làm gốm nức tiếng thời đó đã tìm tới vùng đất ven đô, nơi có loại đất sét chất lượng cùng với giao thông đường thủy thuận lợi để vận chuyển sản phẩm vào kinh đô cũng như giao thương, để cắm sào lập làng.
Nơi đó, bây giờ được gọi là Bát Tràng với 19 dòng họ ngày nào còn tồn tại. Có nghề rồi mới có làng, với hạt nhân là các dòng họ cổ từ ngàn năm là đặc thù riêng có của Bát Tràng. Câu chuyện nhỏ, dung dị được người Bát Tràng kể truyền đời được nhắc lại trong buổi hội thảo có tên: “Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng – những cơ hội của tương lai” diễn ra hôm qua (11/5) tại Trung tâm Tinh hoa Làng Nghề Việt (Bát Tràng).
Theo đó, người dân Bát Tràng muốn làm bảo tàng sinh thái - một dạng bảo tàng với những thực thể sống của tri thức cộng đồng, ý chí cộng đồng với những nét đẹp của làng từ nghề làm gốm, nấu cỗ hay nếp sinh hoạt đặc trưng làng nghề, lễ hội làng hay lò nung gốm cổ... Từ đó, họ muốn bảo tồn một bản sắc chắc đặc riêng có để từ đó xiển dương một tinh thần làng nghề vốn đang gặp những thách thức của thời đại thế giới phẳng.
Các chuyên gia đều đồng thuận và viết ra những đề án khoa học thuyết phục, khả thi. Nhưng tôi đặc biệt chú ý cách người Bát Tràng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi về bản sắc làng nghề. Họ không chỉ tự mày mò tự khen làng mình hay, làng mình đẹp. Họ có ý tưởng để quảng bá nó. Rồi họ đi tìm gặp, bày tỏ và nhận được sự hỗ trợ nghiên cứu của các chuyên gia. Họ đã đi tìm câu trả lời về bản sắc tự thân theo những lý thuyết di sản chưa từng có ở Việt Nam từ các chuyên gia hàng đầu.
Và họ đã thấy đường đi.
Đại diện của nhiều dòng họ trong buổi tọa đàm đều bày tỏ, đại thể, chúng tôi muốn làm du lịch bài bản mà vẫn đảm bảo bản sắc của mình. Chúng tôi sẵn sàng thay đổi, sẵn sàng cập nhật để “làng mình cùng làm du lịch”; “thịnh vượng từ làm gốm rồi nhưng chúng tôi muốn thịnh vượng và giàu cá tính làng hơn nữa từ du lịch bền vững”.
Những tâm thế đó thực sự làm những chuyên gia hay những cây viết lâu năm về di sản như tôi thấy xúc động. Đặc thù có nghề rồi mới có làng, làng xuất phát từ những dòng họ cổ khiến Bát Tràng vô tình trở thành viên ngọc quý để làm “bảo tàng sinh thái” và du lịch cộng đồng bền vững mà không gặp nhiều cản trở. Và, giải quyết nguyện vọng cũng như bài toán của người dân Bát Tràng thành công, nó hoàn toàn có thể trở thành “đột phá khẩu” để bảo tồn và phát huy bản sắc của cả ngàn làng nghề trên đất nước trước sự xâm thực dữ dội của văn hóa ngoại lai cũng như lối sống tiêu dùng hiện đại.
Đó là một buổi tọa đàm nhỏ, khởi đầu về đề án xuất phát từ trái tim yêu di sản của người dân một làng nghề. Kể cả những câu từ của các chuyên gia cũng không đao to búa lớn cho một lộ trình vài năm để chuyển đổi làng nghề thuần sản xuất sang du lịch bền vững. Nhưng nó mang nhiều giá trị biểu đạt về câu chuyện chấn hưng văn hóa liên quan tới lòng dân, xã hội hóa và tình cảm chân thành của người dân với những câu chuyện, di sản của ông cha mà không cần ngân sách nhà nước.
Mọi chặng đường dài, cuộc chuyển đổi lớn đều xuất phát từ những bước đi đầu tiên. Những nỗ lực không ngừng nghỉ của những người dân Bát Tràng vốn chỉ quen với bàn xoay và màu vẽ tổ chức một buổi tọa đàm khoa học cần được ghi nhận.
Và sau cuối, họ xứng đáng được thụ hưởng thành quả từ ý tưởng đến hành động mạnh mẽ của mình về một bảo tàng sinh thái. Bởi như ông cha mình cách đây ngàn năm, họ gây dựng tất cả một cách chủ động bằng đôi bàn tay mình mà không cần những vận may hay “tờ A4” đến từ bên ngoài.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết "Chấn hưng văn hóa từ trái tim với làng nghề", bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
