![]() |
Ký túc xá, nơi ăn ở của công nhân nước ta thực tế chưa được quan tâm đúng mức. Việc lừng chừng quá lâu trong vấn đề này có thể khiến Việt Nam bỏ lỡ cơ hội đón "đại bàng". Trong ảnh, một khu nhà trọ công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. Ảnh MK |
Thông tin đại diện của “gã khổng lồ” công nghệ Apple đến thăm nhà máy sản xuất của Công ty Luxshare tại Khu Công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang) nhằm kiểm tra cơ sở vật chất và khả năng lắp ráp iPhone tại nhà máy này; mặc dù ấn tượng với tốc độ xây dựng và quy mô của nhà máy, song một phần nhà máy vẫn chưa đạt đủ yêu cầu của Apple, đặc biệt là những yêu cầu liên quan tới khu ký túc xá của công nhân khiến nhiều người ngỡ ngàng và tiếc nuối.
Một cơ hội lớn đã trôi qua không vì những điều được coi là hệ trọng như cơ chế, chính sách, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin hay tay nghề của công nhân - điều các nhà quản lý, doanh nghiệp tại Việt Nam thường nghĩ đến đầu tiên - mà lại là chuyện “vặt vãnh” tưởng như không mấy liên quan: Ký túc xá cho công nhân lao động.
![]() |
Không có ký túc xá cho mình, người công nhân phải chạy đôn chạy đáo tìm thuê trọ trong những căn phòng không đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nơi ở của công nhân là vấn đề nổi cộm nhiều năm qua nhưng vẫn lừng chừng không được giải quyết rốt ráo. Ảnh giadinh.net |
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn báo chí đánh giá sự kiện này là một việc rất đáng tiếc. Apple với quy mô vốn hóa trên thị trường chứng khoán lên tới 2.000 tỷ đô la, là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới và lớn gấp gần mười lần GDP Việt Nam. Việc Apple “chọn mặt gửi vàng”, xây dựng cơ sở sản xuất không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, việc làm, chuyển giao công nghệ, mà còn là chỉ dấu về một địa chỉ đầu tư tin cậy. Mức độ nào đó, nó còn có tác dụng “gọi đàn”, cổ vũ, lôi kéo những tập đoàn lớn theo chân vào Việt Nam.
Thế giới có tiêu chuẩn lao động khắt khe. Việc sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em... không được hoan nghênh. Hàng hóa sản xuất ra khó có thể đến được thị trường các nước công nhận tiêu chuẩn này. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, điều kiện ăn ở của công nhân lao động cũng là những tiêu chí được họ tính đến.
![]() |
Đây là một dãy phòng trọ khá "sạch sẽ" của công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, nhưng mùa hè nóng không chịu nổi. Ký túc xá cho công nhân là vấn đề không thể lừng chừng được nữa nếu chúng ta muốn đón được "đại bàng". Ảnh MK |
Ở nước ta, theo khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn, có tới 90% số công nhân lao động chưa được chăm lo về chỗ ở. Chỉ có khoảng 10% công nhân lao động được doanh nghiệp xây dựng ký túc xá, có chỗ ở chủ động, an toàn. Còn lại, hầu hết công nhân, người lao động, nhất là tại các khu công nghiệp phải tự lo chỗ ở; một tỷ lệ lớn phải sống trong những phòng trọ chật chội, xuống cấp, không bảo đảm an toàn vệ sinh, an ninh, không có lợi cho sức khỏe.
Đại dịch Covid-19 khiến thế giới, các tập đoàn lớn cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu. Việt Nam hy vọng sẽ “dọn ổ” để đón những “con đại bàng khổng lồ” đến đầu tư. Thực tế nhiều tập đoàn cũng rất chú ý đến Việt Nam, đất nước có nguồn nhân lực rẻ, dồi dào, đang phát triển nhanh và một nền chính trị xã hội ổn định. Tuy nhiên, việc Apple không quyết định đặt cơ sở sản xuất ở Việt Nam cho thấy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm.
![]() |
Ký túc xá cho công nhân được tổ chức Công đoàn hiện thực hóa tại Khu Công nghiệp Đồng Văn II, tỉnh Hà Nam. Dự kiến, dịp 2/9 này, 245 căn hộ đầu tiên sẽ được hoàn thành cho công nhân. Ảnh congdoanxaydungvn.org.vn |
Các quốc gia trên thế giới cũng đang cạnh tranh quyết liệt đón “làn sóng” cơ cấu lại chuỗi cung ứng này. Có thể kể như Mexico, Brazil hay các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia và đặc biệt là Ấn Độ... Nếu chúng ta không nhanh chóng thay đổi tư duy, cách làm hiện thời thì cơ hội có thể sẽ bị trôi qua.
Người công nhân cần được đặt vào vị trí xứng đáng trong sự phát triển. Họ phải có được nơi ăn ở bảo đảm tái tạo sức lao động. Chỗ ở của người công nhân không thể cứ thả nổi như hiện nay, mà cần được đưa vào tổng thể từng dự án đầu tư khi các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có như thế, không những người công nhân sẽ được chăm lo tốt hơn, tương xứng với đóng góp của họ vào công cuộc phát triển đất nước, mà còn đáp ứng một trong các điều kiện để những tập đoàn lớn, tiên tiến đầu tư vào Việt Nam.
![]() Không phải tôi lại định làm thơ vè gì đâu, mà là tôi tả thực tâm thế của ông đại biểu Quốc hội Phạm Phú ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 26/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 24 triệu, hơn 822 ... |
![]() Lúc có việc nhiều khi chúng ta cũng mệt mỏi, phàn nàn, có khi chống đối làm qua loa. Khi mất việc ta mới hiểu ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
