![]() |
Các y, bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất nhiễm Covid-19. Ảnh: T.T |
Bộ Y tế vừa ra quyết định gửi tới các đơn vị trong Bộ về việc điều chỉnh tổ chức các hoạt động thi đua, khen thưởng hướng tới 65 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955- 27/2/2020). Theo đó, Bộ đề nghị các đơn vị tạm dừng tổ chức tôn vinh và biểu dương các tập thể, cá nhân đạt danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, thầy thuốc Ưu tú trong dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam. Các hoạt động thi đua khen thưởng khác, các đơn vị cần lồng ghép tới việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Lý do được Bộ lý giải cho quyết định này là để toàn ngành đã dồn toàn bộ nguồn lực để ứng phó Covid-19, đảm bảo sức khỏe.
Trong các thời điểm kỷ niệm, 65 năm là năm “tròn” thường sẽ được tổ chức lớn để tôn vinh, ngợi ca ngành. Song, đứng nơi tuyến đầu của dịch, Bộ Y tế đã đưa ra quyết định khiến nhiều người cảm phục.
Bởi quyết định này hợp lý với bối cảnh thực tế. Hơn thế, nó cũng không hề làm giảm sự trân trọng của người dân dành cho đội ngũ y, bác sỹ. Mà ngược lại, những ngày này, dù có hay không những lễ lạt kỷ niệm cũng không làm phai nhạt những hình ảnh đẹp của những người thầy thuốc đã và đang căng mình bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân.
Đó là hình ảnh các bác sỹ đã trực tiếp lao vào tâm dịch Vĩnh Phúc để “dập dịch”, hay căng mình ở các bệnh viện theo dõi, điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Tính đến thời điểm hiện tại, 15/16 ca dương tính với Covid-19 ở Việt Nam đã xuất viện. Một trường hợp còn lại dự kiến sẽ xuất viện trong hôm nay sau 2 lần âm tính với Covid-19. Thành tựu này của nhiều ban ngành song công sức của đội ngũ y, bác sỹ là không thể phủ nhận.
Đó cũng là hình ảnh cái miếu nhỏ ở bệnh viện Việt Pháp. Ngôi miếu thờ các bác sỹ đã hi sinh vì dịch SARS để Việt Nam là quốc gia đầu tiên tuyên bố hết dịch cách đây hơn 10 năm. Thời điểm ấy, Việt Nam gần như tiền đồn của thế giới ngăn đại dịch bùng phát.
Đó còn là hình ảnh rất đỗi giản dị của PGĐ Bệnh viện Đa khoa Vị Xuyên Nguyễn Ngọc Chung căng biển giữa chợ vào trưa nắng. Bác sỹ Chung làm việc này để xin từ thiện 2 triệu đồng. Số tiền này giúp 2 bệnh nhi của viện xuống Hà Nội thực hiện phẫu thuật.
Đó còn là những thành tựu y học liên tiếp mà mới hôm qua, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện thành công ca ghép tay từ người sống….
Có quá nhiều hình ảnh, câu chuyện mà không phải hôm nay, giữa thời dịch chúng ta mới cảm nhận được sự cống hiến của những 'thiên thần áo trắng'.
Khi dịch qua đi, họ có thể không được chú ý như những ngày này. Song, nhân dân sẽ không bao giờ quên những nhọc nhằn và cả hi sinh của đội ngũ y, bác sỹ đã dành cho sức khỏe cộng đồng.
Mà nhân dân không tôn vinh nhầm người bao giờ!
![]() Những hành khách trong chuyến bay từ tâm dịch ở Hàn Quốc đến Đà Nẵng vẫn chưa đồng ý cách ly tại Bệnh viện Phổi ... |
![]() Trước việc một công nhân lên mạng xã hội thông tin về sự chậm trễ, gây khó khăn trong vấn đề chốt sổ BHXH, phía ... |
![]() 12 người ở Iran tử vong vì virus corona; trong khi với việc ghi nhận thêm 161 ca nhiễm chỉ trong một ngày, Hàn Quốc ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
