![]() |
Ảnh: Internet. |
Cụ thể, ngay sau trận thua tiếc nuối của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Trung Quốc, ông bầu Đỗ Quang Hiển đã lên tiếng trên báo Tiền Phong. Xin được trích nguyên:
“Tôi luôn ủng hộ HLV Park Hang-seo và đội tuyển Việt Nam một cách tối đa. Ai cũng vì màu cờ, sắc áo, hướng tới chiến thắng của đội tuyển. Nhưng ủng hộ không có nghĩa thấy sai mà không có phản biện. Bóng đá luôn thay đổi, nên chúng ta cũng cần làm mới mình.
Tôi quan sát và thấy HLV Park Hang-seo lười làm mới, hay nói đúng hơn là bảo thủ. Có thể do ít người đóng góp ý kiến, phản biện ông Park Hang-seo. Các trợ lý không đủ bản lĩnh góp ý, giúp ông thay đổi.
Tôi rất ủng hộ HLV Park Hang-seo nhưng đã tới lúc chúng ta phải thay đổi, từ đội tuyển Việt Nam tới HLV Park Hang-seo. Thay đổi thì mới duy trì được thành công”.
Trong buổi họp báo trước trận đấu gặp đội tuyển Oman vào hôm qua, ông Park đã đáp trả: “Tôi không hiểu sao bầu Hiển lại nói tôi bảo thủ? Tôi có những thay đổi khá tiến bộ. Tôi nghĩ người của CLB Hà Nội không nên đánh giá về chiến thuật của tôi. Ông ấy nói điều đó trên báo chí là không lịch sự”.
Lần đầu tiên trong một buổi họp báo trước trận đấu, ông Park trực diện nhắc tới vấn đề ngoài trận đấu, nhắc hẳn tên người và đáp trả “thẳng tưng”. Cái “đầu tiên” này mang dấu hiệu rất khác. Bởi, tình huống đang thay đổi theo hướng bất lợi cho ông Park.
Đành rằng vòng loại thứ 3 World Cup khu vực châu Á là cơ hội để tuyển Việt Nam rèn quân trước “ông lớn” trong khu vực. Phàm chỉ việc được đá cùng các đội mạnh nhất châu lục trong vòng đấu buộc họ phải phô hết tài mà mình có thể luyện tập đã là điều mà nhiều thế hệ trước không thể đạt được.
Nhưng, ngoài mục tiêu rèn quân, còn một mục tiêu khác nữa, đó là có điểm. 3 trận đấu đã qua, đội tuyển Việt Nam đều thi đấu không hề tệ. Ngay cả những đối thủ mạnh hàng đầu khu vực, “cửa hòa” kiếm điểm cũng đều xuất hiện. Nhưng lần lượt những cơ hội trôi qua và bàn thắng phút thứ 95 của đội tuyển Trung Quốc như đẩy nỗi bực dọc lên cực điểm. Đó là áp lực hữu hình về mặt thành tích mà ông Park đang phải chịu.
Còn việc ông “Park Đang Son”... “hết son”; ông Park bảo thủ, ông Park hết bài,… là những ý kiến xuất hiện nhiều gần đây, trước cả khi ông Hiển lên tiếng. Nhưng đó vẫn chỉ là tiếng nói của số ít người.
Thực tế, lứa "Thường Châu mở rộng" vẫn là nòng cốt theo ông Park chinh chiến khắp các đấu trường, gặt hái biết bao chiến quả. Nhưng nó đặt ra những hoài nghi về lỗ hổng lứa kế cận, hay những cầu thủ từng thể hiện rất tốt nhưng không thể có cửa lên tuyển.
Tiếng nói của bầu Hiển cất lên trên mặt báo ngay khi đội tuyển thua đau và nhận những ý kiến trái chiều. Người cho rằng thời điểm lên tiếng thiếu tế nhị, còn chính ông Park nói thẳng là góp ý trên báo là “không lịch sự”. Người lại nghĩ chỉ có lúc ấy mới có thể tạo áp lực thay đổi chứ nếu đội tuyển có kết quả có lợi thì ông Park là bất khả xâm phạm, tiếng nói sẽ chỉ có nhận lại chỉ trích chứ không được xem xét nghiêm túc.
Tôi nghĩ ông Hiển hay bất cứ ai đều có quyền lên tiếng đóng góp cho đội tuyển. Đội bóng là một tập thể và không có ngôi sao nào là thần thánh không có sai lầm. Cũng không có ai là “vùng cấm” không thể có tiếng nói phản biện.
Chưa bàn tới chuyện bầu Hiển góp ý đúng hay chưa nhưng bản thân việc cất tiếng nói của ông Hiển cũng có giá trị riêng. Người hâm mộ bóng đá Việt Nam yêu mến ông Park, ghi nhận ông Park nhưng ông Park hay cả đội tuyển cần những tiếng nói phản biện để tiến lên hơn nữa.
Ông Park Hang-seo là huấn luyện viên huyền thoại của bóng đá Việt. Ông đã "lột xác" bóng đá Việt Nam. Với thế hệ vàng tài năng, ông Park đã sử dụng, tối ưu họ trở thành một tập thể mà những đội bóng hàng đầu khu vực cũng không dám khinh nhờn. Ngay cả việc thua 2 bàn trong một giải đấu chính thức, mức độ căng thẳng cao, đối thủ nhỉnh hơn mấy chục bậc trên bảng xếp hạng FIFA mà gỡ hòa được chứ không vỡ trận là điều chưa từng có.
Ông Park ngay khi vinh quang nhất với các lứa đội tuyển Việt Nam đã từng trả lời hãng làm phim tài liệu Hàn Quốc rằng ông quá hiểu sự phù phiếm của vinh quang trong bóng đá. Ông cũng từng được tung hô như người hùng khi góp công vào chiến tích hạng 4 thế giới của Hàn Quốc. Để rồi một thời gian sau, ông giã biệt tuyển Hàn Quốc không kèn không trống sau thất bại. Có lẽ, về tinh thần, ông đã chuẩn bị từ lâu cho những lúc như này.
Dẫu có sao, lúc này, bóng đá Việt vẫn cần ông Park. Trận cầu với Oman đêm nay sẽ trả lời rất nhiều câu hỏi đang bỏ ngỏ: Có điểm hay không? Đá như thế nào? Kết quả có ảnh hưởng gì tới những bản hợp đồng không? Và ảnh hưởng theo hướng nào?
![]() Bức tâm thư vừa là lời cám ơn, động viên cầu thủ, vừa là lời nhắn gửi cũng như truyền tham vọng cho các cầu ... |
![]() Trong khi các cầu thủ đang ăn mừng chức vô địch SEA Games 30, HLV Park Hang Seo khiến nhiều người bất ngờ khi lặng ... |
![]() “Tôi có trách nhiệm phải thắng trận này, giành HCV về cho bóng đá Việt Nam” là phát biểu cho thấy sự quyết tâm của ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
