![]() |
TP. HCM sẽ tiếp tục xử phạt những người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ ngày 5/8/2020 - Ảnh: Internet |
Cụ thể, Thành phố dẫn Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó hành vi "không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế" vi phạm về áp dụng các biện pháp chống dịch. Mức xử phạt đối với người không đeo khẩu trang nơi công cộng là 100.000 - 300.000 đồng.
Quyết định này của TP. HCM được xem là hợp tình hợp lý. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Trong khi đó, lãnh đạo Thành phố cũng thông tin thêm hiện tại có khoảng 20% người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng. Mà khẩu trang đang là một trong những lá chắn tốt nhất mà con người có cho tới lúc này để phòng dịch Covid-19.
Có nhiều lý do để người ta không đeo khẩu trang. Một trong số đó, đeo khẩu trang liên quan tới nhan sắc. Không phải ngẫu nhiên, gần đây, loại khẩu trang “trong suốt” trở nên đắt hàng ở nhiều nơi trên thế giới. Bởi, đeo khẩu trang trong suốt khiến con người vừa chắn được virus SARS-CoV-2, vừa vẫn phô diễn được đường nét gương mặt mình.
Tuy nhiên, giữa thời buổi dịch dã này, bản thân việc đeo khẩu trang đã thể hiện vẻ đẹp của con người. Vẻ đẹp của việc tôn trọng sức khỏe bản thân và cộng đồng. Và, nhan sắc của ý thức con người qua những tấm khẩu trang không hề kém nhan sắc của cằm V-line hay đôi môi căng mọng...
Đeo khẩu trang, nhắc người khác đeo khẩu trang còn thể hiện đức hạnh con người trong trận dịch lịch sử. Đơn cử như vụ việc người phụ nữ nhắc người đàn ông đeo khẩu trang trong thang máy, sau đó bị chính người này xịt cồn vào mặt. Vụ việc diễn ra tại một chung cư ở quận Phú Nhuận (TP. HCM). Hiện tại, người đàn ông ấy được xác định là một phi công. Và hẳn nhiên, bạn đọc cũng tự nhận ra ai đức hạnh giữa 2 con người với 2 quan điểm trái ngược nhau về chiếc khẩu trang thời dịch.
Vừa qua, đề thi vào lớp 10 của trường Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng gây tranh cãi khi bắt học sinh bàn về câu sau của nữ sĩ Xuân Quỳnh: “Thơ đối với cuộc sống được ví như một người con gái đối với gia đình, cái để cho người ta quen là nhan sắc, cái để sống với nhau lâu dài lại là đức hạnh”.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng chốt phương án thi THPT Quốc gia. Theo đó, mặc dù bệnh dịch, song kỳ thi vẫn diễn ra thành 2 đợt. Đợt 1 diễn ra như bình thường vào mấy ngày tới đây. Đợt 2 dành cho các thí sinh bị nghi nhiễm cũng như các thí sinh ở Quảng Nam, Đà Nẵng.
Và bất chấp những ý kiến qua lại, đợt 1 với quy mô lớn vẫn sẽ diễn ra như kế hoạch. Hy vọng, Bộ GD&ĐT cùng các Sở Giáo dục địa phương ngoài việc lo cho kỳ thi trong sạch, đề thi phân loại cao còn chú ý tới vấn đề khẩu trang - biểu tượng mới của nhan sắc và đức hạnh, bên cạnh thơ.
![]() Nữ bệnh nhân 62 tuổi ở Đà Nẵng tử vong vì suy thận mạn giai đoạn cuối và mắc COVID-19. Thông tin trên được Bộ ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 18,4 triệu, hơn 696 ... |
![]() Ngày 3/8, Ban Chỉ đạo phòng chống Covid-19 thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam phát thông báo khẩn truy tìm những người tiếp xúc ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
