![]() |
Người lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế sẽ được hỗ trợ tiền 3 tháng thuê nhà. Ảnh: Nguyễn Nga |
Tại hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022, Bộ LĐ-TB&XH cho biết năm 2022 dự kiến sẽ có 5 chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp.
Thứ nhất là cho người lao động được vay vốn để phát triển sản xuất, với mức vay có thể tới hàng trăm triệu đồng.
Thứ hai là triển khai gói 6.600 tỷ đồng để hỗ trợ hỗ trợ tiền mặt cho người lao động đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm trong 3 tháng. Người lao động trở lại thị trường lao động sẽ được hỗ trợ tiền nhà trong 3 tháng nhưng mức cao gấp đôi.
Chính sách hỗ trợ thứ ba là giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội sử dụng một khoản tiền lớn nhất từ trước tới nay để hỗ trợ cho doanh nghiệp vay xây dựng ký túc xá, nhà ở cho công nhân mua hoặc thuê với mức lãi suất rất thấp.
Ngoài các chính sách trên, ngân sách Nhà nước sẽ trích một khoản để cho công nhân vay lãi suất thấp mua nhà với giá rẻ. Đây là giải pháp đảm bảo sàn an sinh tối thiểu về nhà ở cho công nhân.
Thứ tư là hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn không có lãi suất để trả lương cho người lao động cho đến hết hết 31/3/2022.
Thứ năm là tiếp tục hỗ trợ cho doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động theo gói hỗ trợ trị giá 7.500 tỷ đồng hiện nay đã được cung cấp.
Về thị trường lao động, Bộ LĐ-TB&XH cho hay, sau Tết, các địa phương thực hiện các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp duy trì hoạt động, giúp thị trường lao động ổn định hơn. Ở các khu công nghiệp, khu chế xuất... cũng chỉ thiếu lao động từ 10 - 15%, là không cao so với những năm trước đây.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đánh giá: "Mọi năm, sau Tết, các doanh nghiệp rất lo lắng chuyện thiếu hụt lao động, nhưng năm nay, mọi chuyện có vẻ 'dễ thở' hơn bởi nhiều lý do. Trước hết, số lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại TP. HCM và các tỉnh phía Nam, Tết này không về nên áp lực thiếu hụt lao động sau kỳ nghỉ giảm đi. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp hiện mở công suất hoạt động dần dần, chứ không bung ra dồn dập như mọi năm, có doanh nghiệp mới vận hành 85%, có doanh nghiệp 90%,... Hai yếu tố này cộng hưởng, tác động, tạo nên thị trường lao động ổn định. Đây là điều đáng mừng!".
Theo Tổng cục Thống kê, hết năm 2021, cả nước có khoảng 2,2 triệu người lao động trở về các tỉnh, thành do dịch Covid-19. Trong số này, có khoảng 447.000 người trở về từ Hà Nội, 524.000 người về từ TP. HCM và gần 600.000 người từ các tỉnh phía Nam, hơn 676.000 người từ các địa phương khác. Để hồi phục thị trường lao động sau đại dịch và giảm tỷ lệ thất nghiệp, Tổng cục Thống kê cho rằng Chính phủ và các địa phương cần có những chính sách an sinh, bố trí công ăn, việc làm và thu hút lại lao động trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần quy hoạch lại các ngành nghề từ thành phố lớn về các địa phương để tạo việc làm cho người lao động. |
![]() Hôm qua, thông tin ông Mai Đức Chung muốn nghỉ ngay sau khi ông đưa đội nữ vào World Cup khiến nhiều người hâm mộ ... |
![]() Ngày 7/2 (tức mùng 7 tháng Giêng), nhiều doanh nghiệp tại Quảng Nam, TP. Đà Nẵng lì xì tạo động lực, phấn khởi cho người ... |
![]() Sáng 7/2 (mùng 7/1 âm lịch), lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Nghệ An đã đến thăm hỏi và trao lì xì cho công nhân lao động ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
