Từ tháng 3/2021: "Nghề cầm phấn" và những khởi sắc trong thu nhập Chính sách mới tháng 3/2021: Thêm nhiều quyền lợi cho người lao động Chính thức: Sổ hộ khẩu chỉ dùng hết năm 2022 |
![]() |
Thời bao cấp, sổ hộ khẩu còn là căn cứ để phân phối lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khan hiếm khác. (Ảnh Internet) |
Thế là đã chấm dứt 64 năm hiện diện của hệ thống hộ khẩu, tính từ một văn bản pháp lý của quốc gia bắt đầu vào năm 1957 với Thông tư 495-TTg, nhằm hạn chế sự di chuyển của người dân từ các vùng nông thôn tới các thành phố Hà Nội và Hải Phòng.
Kể từ hôm nay, 1/7/2021, khi Luật Cư trú (sửa đổi) bắt đầu có hiệu lực, một trong những “tàn tích” cuối cùng của thời kỳ bao cấp sẽ bị xóa bỏ. Đó chính là cuốn sổ hộ khẩu đã gắn bó với hàng chục triệu gia đình Việt Nam trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.
Từ hôm nay, vĩnh viễn không còn một thứ đặc quyền, đặc lợi của dân thành phố, không còn một thứ chứng chỉ để nhờ nó mà dân thị thành được cấp sổ gạo, tem phiếu thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác suốt mấy chục năm của thời bao cấp.
Từ hôm nay, sổ hộ khẩu không còn là công cụ để quản lý dân cư. Từ hôm nay ở các thành phố sẽ không còn khái niệm “anh công an hộ khẩu”, sẽ vĩnh viễn không còn cảnh nửa đêm gà gáy vẫn có thể bị dựng dậy cả nhà để “kiểm tra hộ khẩu, tạm trú tạm vắng”.
Từ hôm nay, sau hơn nửa thế kỷ, người dân Việt mới thực sự được hưởng quyền tự do cư trú theo Hiến pháp quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước".
Kể từ khi chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong thời đại 4.0 này, việc quản lý dân cư bằng sổ hộ khẩu đã bộc lộ rõ sự bất cập và lạc hậu.
Tại các thành phố lớn của nước ta, rất nhiều gia đình, nhiều cư dân, có hộ khẩu ở một nơi, nhưng lại sinh sống một nẻo. Rất nhiều gia đình chuyển đến nơi ở mới, nhưng vẫn để hộ khẩu ở nơi cũ. Và hầu như chính quyền chỉ quản lý dân cư được trên giấy chứ không quản lý được dân ở nơi họ cư trú. Từ đó cho thấy cuốn sổ hộ khẩu đã trở thành vô nghĩa trong việc quản lý dân cư.
Mà một khi đã lỗi thời, cuốn sổ hộ khẩu lại trở thành một vấn nạn trong đời sống của cư dân thành thị. Nó gây ra không biết bao nhiêu là phiền phức, khó khăn, tốn kém cho người dân. Rất nhiều quy định liên quan đến thủ tục hành chính, đến dịch vụ công đều đòi hỏi phải có sổ hộ khẩu.
Rất nhiều các thủ tục hành chính trở nên nhiêu khê, bởi luôn luôn có một yêu cầu đầu tiên là phải có sổ hộ khẩu, đòi hỏi phải cung cấp bản sao sổ hộ khẩu có xác thực của công an và chính quyền địa phương. Người dân vừa mất tiền sao, tiền xác thực, vừa mất công sức, mất thời gian, dẫn tới nhiều khi hỏng cả công việc do chậm trễ thời điểm.
Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm VPCP, khi trao đổi với báo chí về việc xoá bỏ cuốn sổ hộ khẩu, đã nhắc tới việc có “những đòi hỏi về thủ tục gần như tước bỏ các quyền cơ bản của con người, ví dụ như muốn đăng ký xe ô tô thì phải có hộ khẩu. Hay những quy định mang tính thách đố đối với người dân như kiểu "muốn được mua nhà thì phải có hộ khẩu, mà muốn có hộ khẩu thì phải có nhà".
Điều lớn lao nhất trong việc xoá bỏ cuốn sổ hộ khẩu mà tôi nhận thấy không phải chỉ ở chỗ giảm bớt các thủ tục hành chính nhiêu khê phiền phức; không phải chỉ xoá đi bệnh hình thức trong quản lý dân cư, mà là điều sau đây.
Việc xoá bỏ cuốn sổ hộ khẩu đã thực sự xoá bỏ sự phân biệt đối xử và hạn chế các quyền công dân của người dân. Sẽ không còn các “công dân loại 2” ở bất cứ đâu trên đất nước ta, chỉ vì họ không có sổ hộ khẩu.
Từ nay, hàng chục triệu người lao động nhập cư được có quyền bình đẳng với mọi công dân khác ở các thị thành; được lập tức trở thành những công dân chính thức và đàng hoàng trong các thành phố lớn. Gia đình, người thân và con cái của những người lao động nhập cư nói trên từ nay có quyền tiếp cận các dịch vụ công liên quan đến giáo dục và y tế như mọi cư dân thành phố khác.
Với việc đem lại quyền tự do cư trú thực sự cho mọi công dân theo Hiến pháp quy định; với việc xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa người có hộ khẩu và không có hộ khẩu ở các thành phố; với việc đem lại sự bình đẳng cho hàng chục triệu người lao động nhập cư; tôi thấy sự kiện xoá bỏ cuốn sổ hộ khẩu này không chỉ là một sự cải tiến thủ tục hành chính, mà nó thực sự là một cuộc cách mạng.
Đó thực sự là cuộc cách mạng trong ý thức phục vụ nhân dân, trong công cuộc phấn đấu nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân trên đất nước Việt Nam.
![]() Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Bình Dương cho biết, chiều 30/6, toàn tỉnh có thêm 81 trường hợp dương tính với Covid-19. Các ca ... |
![]() Sau 4 ngày tiêm vaccine Covid-19, người nào còn đau nơi tiêm, đau nơi nào đó trên người nhiều thì nên đến cơ sở y ... |
![]() Cánh tay trái bị tật, thõng xuống, không được linh hoạt như mọi người, chị Nguyễn Thị Nguyệt (công nhân Công ty TNHH OneChang Vina, ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
