![]() |
Tọa đàm “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thương lượng, ký kết, thực hiện TƯLĐTT” do LĐLĐ TP. Hà Nội tổ chức - Ảnh: NGỌC ÁNH |
Kỹ năng thương lượng của cán bộ công đoàn còn hạn chế
Theo thống kê từ LĐLĐ TP. Hà Nội, năm 2021, số lượng các bản TƯLĐTT được sửa đổi, ký mới đạt 1.108 bản (tăng 400% so với năm 2020). Tính đến ngày 30/4/2022, các cấp Công đoàn TP. Hà Nội đã thương lượng, ký kết, chấm điểm, phân loại được gần 2.900 bản TƯLĐTT.
Đồng chí Tạ Văn Dưỡng, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ TP. Hà Nội cho biết, đơn vị luôn xác định hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức Công đoàn.
Đồng chí Dưỡng chỉ rõ, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thương lượng, ký kết TƯLĐTT của Công đoàn Thủ đô vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Số lượng, chất lượng còn thấp; kỹ năng thương lượng của một số cán bộ công đoàn còn hạn chế; một số Công đoàn cấp trên cơ sở mới dừng lại ở việc chỉ đạo, đôn đốc, triển khai, hướng dẫn, chưa có biện pháp giúp đỡ thiết thực; một số người sử dụng lao động còn coi nhẹ việc thương lượng, không hợp tác với công đoàn cơ sở (CĐCS) hoặc chỉ đưa ra các khoản hỗ trợ mang tính chủ quan của doanh nghiệp...
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng thẳng thắn đánh giá: “Đa số các thỏa ước có nội dung chưa được như mong muốn của tổ chức Công đoàn và người lao động. Có một số TƯLĐTT được thương lượng, ký kết chưa theo đúng trình tự, quy định của pháp luật lao động dẫn đến TƯLĐTT vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất, chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động”.
Thậm chí, nhiều doanh nghiệp xây dựng và ban hành những bản TƯLĐTT rất dài dòng nhưng thực chất không có một điều khoản nào thực sự có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
![]() |
Một cuộc thương lượng tập thể giữa đại diện người lao động và lãnh đạo doanh nghiệp - Ảnh: BẢO DUY |
“Nguyên nhân của tình trạng này là do đội ngũ cán bộ CĐCS đều kiêm nhiệm, ít có thời gian nghiên cứu các văn bản luật cũng như nắm bắt nguyện vọng của người lao động, tình hình doanh nghiệp để có thể đưa ra thương lượng, đàm phán những chính sách thực sự có lợi cho người lao động. Một phần do thực hiện ngay sau khi ra mắt tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chưa có kinh nghiệm trong thương lượng...”, đồng chí Thủy nêu.
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình cho biết thực trạng, ở cấp cơ sở, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ thì cán bộ CĐCS bị phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng lao động. Cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Đồng chí Vinh nêu, có một số doanh nghiệp thực hiện chế độ chính sách tốt nhưng dù cán bộ CĐCS có vận động, thuyết phục thế nào thì chủ doanh nghiệp cũng vẫn không muốn ký TƯLĐTT. Nếu cán bộ CĐCS đề nghị thương lượng quá nhiều sẽ bị cho chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy không có một cán bộ CĐCS nào dám tiếp tục đề nghị hoặc yêu cầu thương lượng.
“Đây chính là một vấn đề rất nan giải, đầy khó khăn trong công tác chỉ đạo của Công đoàn cấp trên“, Phó Chủ tịch LĐLĐ quận Ba Đình nói.
![]() |
Ký kết TƯLĐTT có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động của tổ chức Công đoàn. Ảnh minh họa: Lao động và Công đoàn. |
Cần nâng cao ý thức cho người đứng đầu doanh nghiệp
Đồng chí Nguyễn Đức Vinh cho rằng việc nâng cao ý thức chấp hành cho những người đứng đầu doanh nghiệp chính là việc quan trọng nhất để đảm bảo thực hiện tốt các quy định về dân chủ, cũng như để Công đoàn có thể thực hiện được việc thương lượng và ký kết TƯLĐTT.
Đồng chí Vinh đưa ra đề xuất, tổ chức Công đoàn cần đề nghị chính quyền các cấp có biện pháp quyết liệt hơn trong việc xử lý các chủ doanh nghiệp không thực hiện nghiêm các quy định về quy chế dân chủ, không phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị người lao động, tổ chức đối thoại hoặc từ chối thương lượng, ký kết TƯLĐTT theo mức độ thường xuyên hơn, tăng nặng mức độ xử phạt, phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Ngoài ra, Công đoàn cấp trên cần nghiên cứu đổi mới phương pháp hoạt động, nhằm giảm áp lực về công việc, cũng như hành chính giấy tờ cho Công đoàn cấp dưới, để cán bộ Công đoàn cấp trên cơ sở và CĐCS có điều kiện tiếp xúc, vận động và thuyết phục người lao động và người sử dụng lao động.
Đồng chí Nguyễn Thị Thủy, Chủ tịch LĐLĐ huyện Đan Phượng đề xuất cần thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu cho cán bộ CĐCS nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để tham gia thương lượng với người sử dụng lao động trong việc xây dựng TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Đồng thời tuyên tuyền cho chủ sử dụng lao động hiểu đúng về vai trò của TƯLĐTT. Trên cơ sở đó, giúp xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, cùng nhau hợp tác vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mấy ngày qua, ồn ào, ầm ĩ, pha lẫn chê bai, dè bỉu xung quanh những luận án tiến sĩ chẳng giúp ích gì cho ... |
Du lịch sôi động trở lại song nhiều doanh nghiệp kêu khó trong việc tuyển dụng người lao động có kinh nghiệm, tay nghề. Điều ... |
Phản ánh với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, một số giáo viên Trường Tiểu học Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh ... |
Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát
Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy
