![]() |
Theo dõi mạng xã hội công nhân thời gian qua, tôi thấy một hiện tượng đã có người lên án, trách móc. Đó là nhiều bạn trẻ, trong đó có bạn trẻ công nhân chưa thật chú ý đến nguy cơ của dịch bệnh; chưa làm hết trách nhiệm phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Dường như đó cũng là tình trạng chung có tính lứa tuổi ở khắp nơi trên thế giới. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng phải kêu gọi các bạn trẻ hãy cẩn trọng hơn trong hành vi, vì họ có thể làm phương hại đến chính họ, người thân của họ và tất cả mọi người.
Thực tế, hầu hết (hoặc chiếm tỷ lệ cao nhất) đối tượng tử vong vì Covid-19 là những người có tuổi, mắc bệnh nền. Người trẻ cũng bị mắc bệnh nhiều nhưng tỷ lệ tử vong ít hơn hẳn. Có lẽ vì thế, nhiều bạn trẻ, trong đó có bạn trẻ công nhân vẫn chủ quan. Họ không ngại tụ tập, ăn nhậu, vui chơi. Họ không để ý hoặc không biết rằng dù họ có thể ít gặp nguy hiểm hơn nhưng hành vi của họ khiến chính ông bà, cha mẹ, những người cao tuổi mắc bệnh nền của họ có thể bị lây nhiễm bệnh.
![]() |
Việc thanh niên, trong đó có thanh niên công nhân tụ tập ăn nhậu, đàn đúm giữa những ngày dịch bệnh bùng phát không hiếm. Trong ảnh, một nhóm thanh niên tụ tập ăn nhậu như vậy khi thực hiện giãn cách xã hội tháng 4 vừa qua đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Ảnh tuoitre.vn |
Một số bạn còn bình luận cho rằng, chỉ đối tượng người lớn tuổi, có tiền sử nhiều bệnh tật mới lo, còn người trẻ khỏe không đáng ngại. Các bạn cũng cho rằng những người đã tử vong là vì các bệnh nền của mình là chính. “Không phải vì Covid thì có vẻ họ cũng không sống được bao nhiêu nữa”; “Suy thận, suy tim, ung thư… không chết vì Covid thì cũng chết vì những bệnh này”; “Mắc những bệnh này đã khó sống rồi, thêm Covid nữa thì trời cứu…”
Mỗi người chỉ sống một lần trên đời. Sự sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù chỉ một giây, một phút cũng là vô giá. Hãy đặt những người không may mắn tử vong ấy là ông bà, cha mẹ mình, thì cũng giống như ông bà, cha mẹ mình, họ cao tuổi, có nhiều bệnh nền; song, sự hiện diện, đồng hành của họ với con cháu là nguồn động viên, niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Mỗi người mất đi đều để lại nỗi đau đớn khôn nguôi.
![]() |
Nhìn chung, những người vô ý thức gây nguy hiểm cho cộng đồng không nhiều. Phần lớn thanh niên, trong đó có thanh niên công nhân đều nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Trong ảnh, chỗ ngồi ăn của công nhân Công ty TNHH Điện tử ASTI Hà Nội bảo đảm khoảng cách khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, tháng 4 vừa qua. Ảnh hanoimoi.com.vn |
Nhiều bạn trẻ cũng không đồng tình cách suy nghĩ như thế. Trên mạng xã hội công nhân Khu Công nghiệp Vsip 2, một bạn viết; “Mọi người hình như đang rất chủ quan về dịch thì phải. Mọi người hãy dành ra hai phút mỗi ngày xem diễn biến của dịch đến đâu. Hiện đã có mười ca tử vong. Nhưng còn rất nhiều điểm tụ tập quán nhậu, quán hát. Hãy ngừng lại những lần đàn đúm chơi bời đi, hết dịch rồi chơi. Đi làm xong chịu khó về phòng, ăn gì mua về ăn. Đừng để đến khi dịch bùng lên không thể chống đỡ được nữa mới biết sợ. Bảo vệ mình là bảo vệ người thân và toàn xã hội. Làm ơn đi…”
Các anh chị công nhân cũng chia sẻ hình ảnh chụp từ trên cao hai cán bộ y tế mặc đồ bảo hộ đẩy một băng ca, trên có một túi ni lon màu đen, nhìn giống túi đựng thi hài lặng lẽ đi dưới tán hàng cây vắng vẻ có lẽ của một bệnh viện, với dòng chữ: “Cảnh ngậm ngùi ra đi không người tiễn đưa thời Covid… Thật đau thương”. Tôi không biết sự chính xác của bức ảnh đến đâu, nhưng có lẽ nó không xa sự thật là mấy.
Đó là lời cảnh tỉnh ghê gớm nhất cho những ai còn chủ quan với dịch bệnh.
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
