![]() |
Khi thực hiện giãn cách xã hội, cuối tháng 3/2020, xuất hiện hàng loạt thông điệp của các y, bác sỹ kêu gọi người dân ở nhà. Trong ảnh, các bác sỹ Bệnh viện dã chiến thuộc Sở Y tế Quảng Ninh với một thông điệp như vậy. Ảnh ncov.moh.gov.vn |
Đã có ca thứ 6 tử vong vì Covid, tất cả đều là người cao tuổi, có tiền sử bệnh nền. Ngành Y tế cho biết, khoảng 60% số ca nhiễm không có dấu hiệu ho, sốt đặc trưng. Dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, khiến người bị bệnh không áp dụng các biện pháp cách ly; người khỏe cũng không biết để phòng tránh. Kết quả, khi dịch bùng phát, hàng trăm, hàng nghìn người có thể đã mắc bệnh. Người già yếu, có bệnh nền là đối tượng rủi ro nhất.
Cộng đồng mạng xã hội công nhân nhanh chóng chia sẻ tin thêm ba bệnh nhân tử vong với rất nhiều nỗi lo. “Dịch đến chân rồi mọi người ạ, điều gì tiếp nữa đây?”, một bạn lo lắng hỏi. “Ngày mưa gió ở nhà cho lành vẫn không yên. Nghe diễn biến dịch mà thấy sợ”, một bạn khác viết. “Đeo khẩu trang hơn đeo máy thở, ở nhà sướng hơn ở bệnh viện. Làm ơn tự bảo vệ mình mọi người ơi…”, một bạn khác khẩn thiết.
![]() |
Mạng xã hội công nhân lo lắng chia sẻ thông tin một số trường hợp nhiễm dịch mà không có triệu chứng đặc trưng. Ảnh chụp từ Facebook |
“Dịch trở lại và tai hại hơn xưa” - lời một bạn công nhân - chỉ trong vòng trên dưới mười ngày, liên tiếp những tin không vui được công bố. Không chỉ là nguy cơ dịch có thể gây tử vong nữa mà tử vong đã là chuyện hiện hữu. Con số có thể chưa dừng lại. Cũng không ai biết tử vong chỉ xảy ra với người cao tuổi có bệnh lý nền hay còn ở đối tượng nào nữa?
Một bạn công nhân Khu công nghiệp Bàu Bàng (Bình Dương) thì kêu gọi “Sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn”. Dường như dịch bệnh làm người ta nhìn lại mình, trân quý hơn với những gì đang có, nhất là chính cuộc sống, mạng sống của mình. Chúng ta đã quá mải miết theo đuổi lợi ích, công danh; đã quá vội vã, ham hố những thứ vật chất phù du mà sao nhãng với sức khỏe của mình, người thân hay niềm hạnh phúc bình dị sum vầy cùng gia đình, đơn sơ mà ấm áp.
![]() |
Tháng 3/2020, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng chế tạo thiết bị rửa tay sát khuẩn và lắp đặt tại 5 chợ lớn của thành phố cho người dân sử dụng. Ảnh tienphong.vn |
Dịch bệnh không chừa một ai. Hôm nay là thông tin người nào đó không may mắn nhiễm dịch, ngày mai người không may mắn đó có thể là mình. Vậy thì hãy sống cho tử tế, đàng hoàng, sống cho ý nghĩa. “Đừng than làm gì ăn. Đừng than mất việc nữa. Cũng đừng than bán không được này kia… Sống là vui lắm rồi”, bạn nói trên viết tiếp. Điều bạn viết có lẽ tự nhiên từ đáy lòng mà rất đáng suy ngẫm.
Chúng ta không sợ dịch - và sợ cũng không tránh được - điều cần nhất lúc này là bình tĩnh, không hoang mang. Cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch. Luôn luôn đeo khẩu trang; rửa tay sát khuẩn; bảo đảm khoảng cách với người tiếp xúc không dưới 2 m; ở nhà, không ra ngoài nếu không thật cần thiết. Sẽ có khá nhiều hạn chế, phiền toái so với ngày thường, nhưng: “Súc miệng nước muối vẫn sướng hơn truyền nước”, như lời một bạn công nhân.
![]() |
Lãnh đạo và Công đoàn Công ty Nidec Việt Nam, Khu Công nghệ cao (quận 9, thành phố Hồ Chí Minh) cho kẻ vạch định vị vị trí công nhân khi vào nhà ăn lấy cơm để bảo đảm giãn cách theo quy định. Ảnh baotintuc.vn |
“Vào lúc này tôi chỉ ước các bác sỹ có thật nhiều sức khỏe để cứu Đà Nẵng và cả nước qua cơn đại dịch”, một bạn viết. Tôi cũng ước như bạn. Có lẽ hàng triệu người cũng ước như thế. Tôi nhớ lời kêu gọi của các bác sỹ lần dịch bệnh trước đây: “Chúng tôi đi làm vì các bạn. Các bạn hãy ở nhà vì chúng tôi”. Mỗi người phòng, chống dịch nghiêm là góp phần làm cho các bác sỹ khỏe…
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
