Chính quyền Mỹ khi đó đã tập trung một nửa lực lượng không quân chiến lược và hầu hết lực lượng không quân chiến thuật mà họ có ở Đông Nam Á để tiến hành cuộc tập kích hủy diệt Thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, với ý đồ đưa hai thành phố này trở về thời kỳ “đồ đá”.
Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm đánh thắng B52 trên vùng trời Hà Nội từng được gọi là một “trận Điện Biên Phủ trên không” đầy hào hùng. Nhưng ai là người đầu tiên đã gọi chiến dịch 12 ngày đêm đó là trận “Điện Biên Phủ trên không” ?
Đã tròn nửa thế kỷ trôi qua. Suốt 50 năm kể từ 1972, tôi và rất nhiều người khác cứ đinh ninh việc người đầu tiên gọi chiến dịch 12 ngày đêm đánh B52 trên bầu trời Hà Nội là nhạc sĩ Phạm Tuyên trong ca khúc “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” của ông.
![]() |
Bản nhạc chép tay trên khuông nhạc in có chữ ký của tác giả Phạm Tuyên. Bản nhạc có kích thước: 33cm x 26cm trên giấy đã ngả màu vàng nhạt. Nguồn: BTLSVN. |
Hoá ra không phải như vậy. Hoá ra người đầu tiên gọi chiến dịch 12 ngày đêm đó là “trận Điện Biên Phủ” chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp .
Tư liệu của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ghi rõ như sau :
“4h sáng 19/12, Đài phát sóng lớn nhất của ta ở Mễ Trì (Hà Nội) bị địch đánh sập. Ngày 20/12 địch tiếp tục ném bom Đài phát sóng ở Bạch Mai, bộ đội phòng không ta đánh trả quyết liệt. Đêm 26/12, bộ đội ta bắn rơi 8 chiếc B52. Từ Sở chỉ huy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lời kêu gọi: “Kẻ địch thua đau và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Nhưng, chúng vẫn ngoan cố kéo dài cuộc tập kích. Các đơn vị hãy bắn rơi nhiều B52 hơn nữa, hãy giáng cho không quân Mỹ một đòn “Điện Biên Phủ” ngay trên bầu trời Hà Nội”.
Lời kêu gọi đanh thép và sự ví von gợi nhớ tới trận Điện Biên 1954 “lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu” của Võ Đại tướng thực sự đã tiếp thêm sức mạnh cho Bộ đội Phòng không - Không quân bảo vệ vùng trời Hà Nội nói riêng và quân dân Thủ đô nói chung đánh thắng lực lượng B52 của Không lực Hoa Kỳ những ngày cuối tháng 12/1972
Lời ví von đó của Võ Đại tướng cũng đã truyền cho nhạc sĩ Phạm Tuyên niềm xúc động sâu sắc, những nốt nhạc đầu tiên của bài “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” lần lượt vang lên trong trí óc ông. Nhạc sĩ Phạm Tuyên chia sẻ: “Khi nghe chữ Điện Biên Phủ, tôi có cảm giác rất khác và ngay đêm hôm ấy, ngồi trong hầm tôi viết bài hát “Hà Nội – Điện Biên Phủ”.
Vậy là “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” - bài hát đầu tiên viết về Hà Nội 12 ngày đêm chiến đấu đã được nhạc sĩ Phạm Tuyên viết dưới hầm tránh bom của Đài Tiếng nói Việt Nam đêm 27/12/1972, giữa lòng Thủ đô rực lửa chiến đấu. “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” với ca từ đĩnh đạc, khỏe khoắn, có đoạn rắn rỏi, kiên định: “B52 tan xác cháy sáng bầu trời. Hào khí Thăng Long ánh lên ngời ngợi…”. Có đoạn lại hào hùng nhưng tha thiết: “Hà Nội đây! Đế quốc Mỹ có nghe chăng câu trả lời của Hà Nội chúng ta? Đâu chỉ với non nước riêng này. Phất ngọn cờ sao chính nghĩa…”.
Tác phẩm “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã khắc họa một Hà Nội gan góc, vững vàng như lời động viên tiếp sức cho chiến sĩ, đồng bào cả nước đứng lên, như lời khẳng định cho chiến thắng. Trong những ngày khói lửa đó, “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” có sức lan tỏa mạnh mẽ, cổ vũ quân dân ta chiến đấu bảo vệ độc lập.
Và khởi nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc đó của nhạc sĩ Phạm Tuyên chính là chữ “Điện Biên Phủ trên bầu trời Hà Nội” trong lời kêu gọi phát đi đêm 26/12/1972 từ Sở chỉ huy chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tôi nghĩ câu chuyện này thực sự là một chi tiết thú vị và đáng ghi nhớ trong lịch sử chiến tranh giữ nước và lịch sử nền âm nhạc Việt Nam.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() World Cup sắp qua đi, tết Dương lịch cùng tết Nguyên đán sắp đến và những khó khăn của nhiều doanh nghiệp (DN), vất vả ... |
![]() 91 học sinh lớp 12 ở Hà Tĩnh có điểm IELTS (chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế) từ 7.0 trở lên vừa được xét đặc ... |
![]() Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến hết tháng 10 năm 2022 lỗ khoảng 15.758 tỉ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
