Chị Nga, công nhân trong một nhà máy thuộc Khu Công nghiệp VSIP - Bình Dương thuê trọ cùng chồng và hai con. Mỗi tháng, chị trả khoảng 300.000 đồng tiền điện. Với mức trả đó, chị không nằm trong danh sách mà các nghiên cứu cho là thuộc diện “đói nghèo năng lượng” (energy poverty): một hộ dân đối mặt với “gánh nặng năng lượng” - là một trong những nguy cơ dẫn đến đói nghèo, nếu phải trích trên 10% thu nhập dành cho chi phí năng lượng. Và với mức trả đó, chị không thuộc con số 40% hộ gia đình tại Việt Nam phải chi đến 10,8% tổng thu nhập để trả tiền điện, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới mới đây.
Nhưng thực tế thì sao?
Áp lực tiền điện khiến những hộ thuê nhà như trường hợp của chị Nga không nghĩ đến các thiết bị như: máy lạnh, máy giặt, ti vi, bàn ủi. Chỉ có cái tủ lạnh nhỏ, nồi cơm điện và vài cái quạt máy.
![]() |
Người thuê trọ thường hạn chế sử dụng các thiết bị điện để tiết kiệm tiền điện. Ảnh minh họa: laodong.vn |
Ít ai nghĩ rằng, khi sử dụng điện, gia đình chị có “đóng góp” một phần giá điện cho những nhà máy như nơi chị đang làm việc. Nghịch lý xuất phát từ nguyên lý mang tên bù chéo bấy lâu nay: người dùng điện sinh hoạt và kinh doanh phải trả giá điện cao hơn giá bình quân để hỗ trợ cho khối sản xuất công nghiệp. Hộ của chị Nga, tôi và bất cứ ai, dù ở nhà thuê hay ở nhà của mình, đang hỗ trợ tiền điện cho khối sản xuất khi thanh toán hóa đơn tiền điện hằng tháng; tức chúng ta đang phải trả thêm so với giá thực mà mình sử dụng.
Vậy là, “gánh nặng năng lượng” của một hộ công nhân như chị Nga chưa nằm trong các con số thống kê, báo cáo, cỡ mẫu nghiên cứu điển hình nào về nội dung này nhưng cho thấy gia đình chị hoàn toàn thuộc trường hợp đối diện với “đói nghèo năng lượng”.
Vậy là, con số 10,8% và 40% trong báo cáo mà tôi nhắc đến trên đây không còn giá trị phổ quát. Lúc đó, vấn đề giá điện sinh hoạt lại càng phải được giải quyết một cách rốt ráo hơn.
Chính sách ưu việt của chúng ta đang được thể hiện ở cách thức bù chéo trong khối giá điện sinh hoạt: nhóm khách hàng tiêu thụ điện sinh hoạt ở mức hơn 200 kWh/tháng sẽ bù chi phí cho những nhóm khách hàng ở bậc thang 1, 2 và 3. Điều này đáp ứng yêu cầu sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả và chính sách an sinh xã hội trong giá điện.
Nhưng Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện của Đại học Bách Khoa Hà Nội công bố năm 2019 đã cho thấy sự thiếu công bằng với người sử dụng điện sinh hoạt: Giá bán lẻ điện bình quân cho sản xuất công nghiệp chỉ bằng 90,85% giá thành. Trong khi đó, giá bán điện bình quân cho nhu cầu sinh hoạt là 110,23% giá thành.
Nếu chúng ta lập luận rằng, bài toán kinh doanh thuộc về quyền của EVN thì chúng ta quên mất: điện, cũng như xăng dầu là những mặt hàng thiết yếu đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, là nền tảng cho phát triển bền vững.
Nếu chúng ta giải thích rằng, giá bán điện cho sản xuất cũng có nhiều mức, theo cấp điện áp, khung giờ thì chúng ta cũng đang quên mất: giá theo mức tiêu thụ hay theo khung giờ là nguyên lý chung cho mọi nhóm khách hàng và không thể sử dụng nguyên lý chung để nói rằng bản thân khối sản xuất cũng có mức giá cao nếu tính theo mức tiêu thụ hay khung giờ.
Rõ ràng, tiền lãi EVN thu được từ khách hàng mua điện sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ, dù nhiều hay ít, đang bù lỗ cho nhóm khách hàng sản xuất.
Rõ ràng, theo số liệu 2018, khối sản xuất công nghiệp tiêu thụ đến 54% lượng điện năng của cả nước (trong khi điện sinh hoạt chỉ chiếm 35%) nhưng chỉ đóng góp 34% trong tổng thu nhập GDP. 9% sản lượng điện trong kinh doanh làm ra đến 41% GDP. Nghĩa là, người dùng ít điện hơn lại phải trả giá cao hơn để hỗ trợ người tiêu thụ nhiều điện!
Lập luận cuối cùng để biện minh: giá điện khối sản xuất thấp vì EVN đang bán trực tiếp đến chân nhà máy, sản lượng lớn trong khi chi phí lưới truyền tải thấp. Vậy thì cần tính toán và công khai số liệu việc này giảm được chi phí bao nhiêu, tương ứng mức giá nào một cách cụ thể. Cũng vậy, khoản lỗ khổng lồ nêu trên là tính chi phí cho cả ngành hay chỉ chi phí sản xuất điện? Khách hàng không muốn và EVN cũng không muốn bị nghĩ: cứ lỗ là dồn hết vào giá bán.
Vậy là, tăng giá điện, bù chéo, nếu muốn được sự đồng thuận, chúng ta cần những con số thật rõ ràng. EVN đã “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi phí, gồng lỗ triền miên, nếu muốn sự đồng cảm, chúng ta cũng cần những con số thật chi tiết.
Dẫu biết rằng, nếu giải quyết được nghịch lý “bù chéo”, một hộ như chị Nga có thể “kéo” được cái phần mà chị đang “đóng góp” đó để nghiễm nhiên sử dụng thêm một thiết bị điện tối thiểu cho gia đình.
Dẫu biết rằng, nếu tăng giá điện trong bối cảnh nhiều lao động mất việc, giảm giờ làm như hiện nay là chúng ta đang xếp nhiều hộ vào diện “đói nghèo năng lượng”, không chỉ một mà đến hai lần.
Nhưng ai cũng nhận ra một điều, minh bạch là chìa khoá duy nhất để khách hàng cùng doanh nghiệp kiến tạo thần cùng thắng (win - win). Và chỉ có tinh thần cùng thắng, mọi khó khăn của doanh nghiệp mới được khách hàng đồng hành vượt qua.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Theo ông Nguyễn Thế Quyết - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: Trong tình hình việc làm, thu nhập của ... |
![]() Kỳ World Cup 2022 chứng kiến sự can thiệp của công nghệ vào mọi chi tiết của trận đấu. Ngay cả lối chơi của các ... |
![]() Chuyện ông Nguyễn Viết Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Đất Quảng đang dậy sóng dư luận lẽ ra đã không thành ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
