![]() |
Người dùng sử dụng các app chuyển đổi khuôn mặt từ AI khả năng đang là hàng hóa để các nền tảng mạng xã hội bán cho các công ty quảng cáo. Ảnh: internet |
Cụ thể, một mạng xã hội đã hoàn thiện tính năng chuyển đổi gương mặt người dùng thành các hình hoạt họa, hình chụp ở các độ tuổi khác nhau, các phong cách khác nhau. Ngay lập tức, hàng ngàn, hàng vạn hình ảnh được AI “chế” đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội.
Về cơ bản, người dùng hứng khởi vì thấy gương mặt mình biến đổi theo các chủ đề, độ tuổi, giới tính. Nó gợi trí tò mò, cũng như vuốt ve cái tôi của người dùng.
Câu hỏi đặt ra: Nền tảng có tạo AI chỉ để người dùng dùng cho vui không?
Về cơ bản, câu trả lời là không. Tất nhiên, các nền tảng mạng xã hội đều muốn níu người dùng bằng các hình thức giải trí khác nhau. Biến đổi gương mặt bằng AI cũng là một trong số đó. Nhưng, trong bức tranh lớn hơn, sự cạnh tranh của các nền tảng phải là dữ liệu người dùng. Và dữ liệu lớn đó là những nguyên liệu hoàn hảo để huấn luyện AI cũng như cá nhân hóa trải nghiệm, quảng cáo cho người dùng.
Tức là, không chỉ gương mặt đăng lên nhờ AI chuyển đổi, mọi hành vi thao tác của người dùng đều bị các hệ thống mạng xã hội ghi nhận. Vấn đề không phải chỉ là những dòng trạng thái, những bức ảnh, những video, những lời bình luận hay tương tác. AI của các hệ thống mạng xã hội có thể ghi nhận những thứ nhỏ hơn thế, những hành vi tưởng chừng chúng ta không “xuất bản”.
Đó là thao tác cuộn chuột hay kéo màn hình. Người dùng lướt qua những dạng nội dung nào nhiều, dừng lại ở dạng nội dung nào lâu, hay đơn giản là hay “inbox” (chat riêng tư) với ai, đều được AI ghi nhận để đề xuất nội dung để níu người dùng ở lại nền tảng và đề xuất quảng cáo phù hợp.
Nhìn vào bối cảnh lớn để thấy, việc lo ngại AI sưu tầm gương mặt không có gì mới mẻ. Và nó cũng bình thường như cách AI ghi nhận nhất cử nhất động của người dùng trên nền tảng. Thực tế, với sự phát triển và ngày càng lệ thuộc vào mạng xã hội, gần như, chúng ta không còn nhiều điều riêng tư nữa. AI của các nền tảng mạng xã hội hiểu chúng ta hơn cả những người thân thiết nhất với chúng ta. Thậm chí, hơn cả chính chúng ta nữa.
Nói như vậy không phải để phủ nhận những tiếng nói cảnh báo việc “giao mặt cho app”, cũng không phải bi quan về thực trạng “AI xâm chiếm trái đất”. Đặt câu chuyện vào bức tranh rộng hơn để thấy rằng, những lời cảnh báo vẫn rất cần thiết. Người dùng cần và phải được nhận những cảnh báo ấy ngay trước khi sử dụng ứng dụng bằng những cảnh báo bên ngoài (chứ không phải nép trong một đường link điều khoản dịch vụ dài ngoằng).
Chúng ta cũng cần hơn những chương trình “xóa mù AI” để mỗi người dùng mạng xã hội ý thức hơn về quyền riêng tư khi đưa ra quyết định của mình. Nếu như người ta biết rằng nhận diện, thông tin cá nhân sẽ bị sử dụng vào nhiều mục đích mà người ta vẫn chấp nhận sử dụng thì đó là công bằng.. Còn nếu mọi người vẫn nghĩ rằng mọi thứ là miễn phí, mình “không mất gì” thì đó là sai lầm.
Người ta vẫn ví von sự miễn phí của mạng xã hội rằng: khi mọi thứ miễn phí thì bạn chính là hàng hóa. Và đúng, chúng ta đang là hàng hóa để các nền tảng mạng xã hội bán cho các công ty quảng cáo. Cũng là sòng phẳng bởi chúng ta đâu có trả đồng tiền nào để “chơi mạng” đâu. Nhưng đàng hoàng hơn, chúng ta cần được biết rằng hình ảnh, thông tin của chúng ta không còn của riêng chúng ta nữa.
Chơi hay nghỉ, chơi đến đâu là quyết định của từng người, không có đúng - sai!
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
