![]() |
Tổ y tế và phi hành đoàn cùng chụp ảnh trước khi bắt đầu hành trình đón 219 công dân Việt Nam tại Guinea Xích Đạo về nước, sáng 28/7 - Ảnh: kenh14 |
Chưa hết, theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, đầu tháng 8, Việt Nam tiếp tục có chuyến bay tới Uzbekistan để đưa 226 công dân (92 người đã nhiễm Covid-19) về nước. Tức là, thời gian tới đây, Việt Nam sẽ đón hơn 200 đồng bào nhiễm bệnh (bằng gần 1 nửa số ca nhiễm hiện tại) hồi hương.
Trong một video phỏng vấn ngẫu nhiên trên mạng xã hội, tất cả các ý kiến tham gia đều đồng tình với động thái quyết liệt của Chính phủ. Câu phát biểu ngắn gọn khiến tôi ấn tượng: “Phải cứu chứ! Đồng bào mình mà!”.
"Đồng bào mình" - những từ trở nên thân thương và thiêng liêng hơn bao giờ hết. Trong chuyến bay tới Guinea Xích Đạo đang diễn ra, 19 người trong phi hành đoàn Vietnam Airlines, 4 y bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã tình nguyện tham gia hành trình dài hiểm nguy tới châu Phi. Hệ thống y tế đã sẵn sàng để tiếp nhận số bệnh nhân kỷ lục với nhiều ca nặng.
Đà Nẵng đã xuất hiện những ca lây nhiễm cộng đồng sau 99 ngày. Số lượng ca bệnh đang tăng tương đối nhanh. Những gánh nặng đang dồn vào hệ thống y tế. Song, đó không phải là lý do mà chúng ta ngưng sự hỗ trợ, ngừng những cuộc giải cứu.
Kinh tế đã phải thấm “mệt”, và sẽ còn những khó khăn lớn hơn nữa khi các ca lây nhiễm cộng đồng đang trở lại. Hệ thống y tế, các bộ phận chuyên môn đang chuẩn bị cho những thời khắc nặng nề hơn bao giờ hết. Nhưng, thông điệp “không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng đã được thực hiện mạnh mẽ và thống nhất.
Cũng cần nhắc lại một con số trong thời gian dịch tạm thời bị ngăn chặn mà mọi người không mấy chú ý: Đó là trong 99 ngày không có lây nhiễm cộng đồng, chúng ta đã đón 15 ngàn đồng bào có hoàn cảnh khó khăn ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ về đất mẹ an toàn.
Rồi sau cuối, đại dịch cũng qua để lại những di chứng mà chúng ta phải gánh chịu. Song, bên cạnh những “đòn đau” về kinh tế, chúng ta cũng có những di sản mà “trong cơn hoạn nạn mới hiểu cạn lòng nhau”.
Đó là mỗi người sẽ cảm nhận rõ hơn về đất nước, về sự an toàn, về nghĩa đồng bào thiêng liêng mà đôi khi bị khuất lấp trong cuộc sống bộn bề. Và hơn hết thảy, trong huyết quản của mỗi người Việt cũng sẽ có một loại vaccine riêng: Vaccine của tình đoàn kết!
![]() |
![]() |
![]() |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
