Người lao động

Gặp gỡ chị công nhân với niềm vui nhặt được của rơi trả lại người mất

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, vậy nhưng nhiều lần nhặt được của rơi, chị Trần Thị Ngân (Công nhân Công ty CP Môi trường – Đô thị Đà Nẵng) vẫn tìm người bị mất để trả lại. Với chị, được nhìn thấy niềm vui của những người tìm được đồ cũng chính là niềm vui của mình.
gap go chi cong nhan voi niem vui nhat duoc cua roi tra lai nguoi mat
Chị Trần Thị Ngân (Công nhân Công ty CP Môi trường – Đô thị Đà Nẵng) kể về những kỷ niệm khi trả lại đồ bị đánh rơi.

Sau vài lần từ chối vì "nhặt của rơi trả lại là việc đương nhiên mà", chúng tôi cũng gặp được chị Trần Thị Ngân, một trong những người lao động tiêu biểu của phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chiều muộn, chúng tôi theo chân chị Ngân bắt đầu ca làm việc trên tuyến phố Bạch Đằng, Đà Nẵng. Tuyến phố này chị đã được công ty phân công quét dọn trong nhiều năm liền và cũng từ đây, các câu chuyện buồn vui của những lần nhặt của rơi mang trả lại người mất gắn liền với công việc của chị.

Sinh ra trong gia đình nghèo khó, mẹ chị vất vả nuôi 4 chị em khôn lớn. Để đỡ đần phụ mẹ cho em đi học, chị rời vùng quê lúa yên bình Quế Sơn, Quảng Nam để ra thuê trọ ở Đà Nẵng tìm việc. Căn trọ nhỏ ở quận Sơn Trà, nơi chị và chồng mới cưới dọn vào ở là nơi hai người nương náu. Cuộc sống khó khăn là vậy, nhưng chị Ngân vẫn giữ cho mình một tinh thần lạc quan và tấm lòng giúp đỡ mọi người.

Chị kể, có lần nhặt được điện thoại và giấy tờ tùy thân, lần mò mãi mà không mở khóa để gọi cho người nhà nên chị cẩn thận cất bên mình trong suốt giờ làm. Hôm đó, dù tan ca làm đã lâu, chị vẫn nán lại đợi chủ nhân nhưng vẫn không thấy ai quay lại tìm. Sau tháo sim gọi được cho người nhà đến nhận, họ còn nghĩ là khó tìm lại nên khi nhận điện thoại giấy tờ từ chị trao trả đã rất cảm động.

Vậy nhưng, không phải lúc nào lòng tốt của chị cũng được mọi người nhìn nhận đúng. Một kỉ niệm buồn mà chị nhớ nhất trong những lần trả lại của rơi là một dịp nhặt được túi xách có cả ví tiền và điện thoại. Số tiền trong ví khá lớn, nhưng chị Ngân tâm niệm, có thể người mất lúc này đang gần số tiền vào việc quan trọng nên chị cố gắng liên lạc với chủ nhân thật sớm. Ấy vậy mà, khi vừa đến nơi, người chủ làm mất đã tỏ thái độ nghi ngờ lòng thành của chị, vội tìm xem mất gì không và đếm lại tiền ngay. “Lúc đó mình cũng tủi chứ, khó chịu nữa, vì mình giúp đỡ thì không nghĩ ngợi gì, nhưng đáp lại chỉ nhận được sự hoài nghi. Buồn thì có buồn, nhưng tôi gạt qua một bên vì hiểu được ý nghĩa việc mình làm”, chị Ngân chia sẻ.

gap go chi cong nhan voi niem vui nhat duoc cua roi tra lai nguoi mat
Chị Ngân trong buổi làm việc của mình.

Cũng theo chị, gia đình chính là nơi dạy dỗ chị hiểu rõ ý nghĩa câu “đói cho sạch, rách cho thơm” nên dù cuộc sống khó khăn, nhưng với những đồ vật người khác đánh rơi, chị chỉ mong tìm lại được chủ. “Mẹ mình nghiêm khắc lắm, từ nhỏ các chị em của nhà đã được mẹ dạy không được lấy của ai cái gì. Mẹ biết sẽ đánh đòn ngay. Vì vậy chị em chúng tôi đều không bao giờ có tư tưởng xấu trước của cải của người khác”, chị Ngân chia sẻ.

Trưởng thành hơn, ở nơi làm việc, được Công đoàn cho tham gia những buổi chia sẻ học tập theo gương Bác, chị càng trân trọng những việc mà mình đã làm. Từ những lần nhặt của rơi trả lại, năm 2016, chị vinh dự được LĐLĐ Đà Nẵng khen tặng là một trong những người lao động tiêu biểu của phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Chúng tôi kết thúc trò chuyện để chị Ngân tiếp tục với ca làm của mình. Chia tay chúng tôi bằng nụ cười hiện hữu sau lớp khẩu trang vải dày bảo hộ, những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán càng tô đậm hơn nét đẹp người lao động với tấm lòng thật đáng trân quý.

gap go chi cong nhan voi niem vui nhat duoc cua roi tra lai nguoi mat Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 18/5

Đến 7h sáng ngày 18/5, số người nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã lên tới gần 4,8 triệu người với hơn 316 nghìn người đã ...

gap go chi cong nhan voi niem vui nhat duoc cua roi tra lai nguoi mat Con gái xin cơm từ thiện để chăm sóc bố bị tai nạn liệt nửa người

Tình trạng bệnh tình của người lao động dân tộc thiểu số Sùng Mí Thà, quê Hà Giang hiện vẫn chưa có tiến triển tốt. ...

gap go chi cong nhan voi niem vui nhat duoc cua roi tra lai nguoi mat Ấn Độ: Hàng chục nghìn người lao động bỏ phố về quê vì Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng chục nghìn người lao động mất việc làm ở Ấn Độ đang phải rời bỏ những thành phố ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm