![]() |
Công nhân Công ty Huê Phong (TP.HCM) được thăm hỏi động viên trong đợt cắt giảm nhân sự do dịch bệnh. |
TP.HCM: Dự báo 100.000 -180.000 người lao động phải ngừng việc, mất việc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm, toàn thành phố có gần 328.000 người lao động nghỉ việc. Đến gần cuối tháng 6/2020, đã có trên 90.000 người đăng ký thất nghiệp.
Theo ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, hiện nay tình hình dịch Covid -19 trong nước đang được kiểm soát tốt, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố đã hoạt động trở lại theo trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, tình hình dịch Covid -19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp sẽ tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, nhiều người lao động có khả năng bị ngừng việc, mất việc trong thời gian tới.
![]() |
Mẹ con chị Phùng Thị Tình. Chị Tình là công nhân Công ty PouYuen Việt Nam. Chị là 1 trong gần 3.000 công nhân bị chấm dứt hợp đồng lao động vừa qua. Ảnh L.T |
Trước tình hình này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM đưa ra hai tình huống dự báo tình hình lao động trong 6 tháng cuối năm 2020 như sau:
Thứ nhất, trường hợp dịch Covid -19 diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành sẽ gặp nhiều khó khăn như: Khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…); Khu vực công nghiệp – xây dựng (ngành dệt may, giày da, sản xuất trang phục, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). Dự kiến có khoảng 4.800 – 5.000 doanh nghiệp bị ảnh hưởng với 160.000 -180.000 lao động ngừng việc, nghỉ việc.
Thứ hai, trường hợp dịch Covid -19 diễn biến theo chiều hướng tích cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, việc kiểm soát tốt dịch tễ, tình hình doanh nghiệp khởi sắc trong những tháng cuối năm 2020. Đây cũng là thời điểm gia tăng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại phục vụ các dịp lễ, Tết, nhiều việc làm ngắn hạn, tạm thời thu hút lao động, điều này giúp hạn chế tình trạng lao động ngừng việc, mất việc.
![]() |
LĐLĐ TP.HCM đưa kiến nghị với Tổng LĐLĐ VN trong buổi làm việc. |
Cả nước có 31 triệu người thất nghiệp, ngừng việc
Trong một diễn biến khác, ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm cho biết, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid -19. Số lượng lao động mất việc làm liên tục gia tăng trong khi khả năng tạo việc làm cả trong và ngoài nước đều gặp khó khăn. Lực lượng lao động thấp kỷ lục, lao động có việc làm có mức giảm mạnh nhất trong 10 năm qua, tỷ lệ thất nghiệp cao, tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
![]() |
Người lao động đi làm trong sự nơm nớp lo lắng phải nghỉ việc. |
Theo đó, cả nước tính đến tháng 6 năm nay, có gần 31 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid -19. Cụ thể là những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong đó, số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỉ trọng lớn nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng.
![]() |
Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cuộc sống của công nhân cũng gặp không ít khó khăn. |
Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất với 72%, tiếp đến là khu vực công nghiệp, nông - lâm nghiệp và thủy sản. Số lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu người. Lao động mất việc làm tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi và dịch vụ lưu trú ăn uống.
![]() Không hài lòng về chất lượng dịch vụ, ngày 20/06, chị N.T.H tới Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus tại số 48 Trung Phụng, Đống ... |
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/7, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 11 triệu, hơn 528 ... |
![]() Tình trạng công nhân nữ đi làm về khuya bị xâm hại thân thể vẫn liên tục diễn ra ở các địa phương. Chị em ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
