Hoạt động Công đoàn

Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng từ Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP). Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp Ban Quản lý Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam diễn ra vào ngày 5/8.
Thuyền viên được xác định là nguồn lao động chủ chốt của doanh nghiệp
Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng
Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao kết quả khi có gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ. Ảnh: TĂNG PHƯƠNG

Cuộc họp do đồng chí Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Trưởng Ban quản lý Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP) chủ trì với sự tham dự của đại diện Công đoàn Giao thông Vận tải Việt Nam, Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản, Chủ tịch Hiệp hội Thuyền viên quốc tế Nhật Bản, các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải, …

Theo báo cáo, từ khi thành lập (năm 1998) đến nay, Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam đã đào tạo, nâng cao tay nghề, trình độ tiếng Anh cho 55 khóa học với gần 2.500 thuyền viên. Từ đó cung cấp cho đội ngũ thuyền viên quốc tế, trong đó có Hiệp hội Thủy thủ Nhật Bản số lượng lớn các thuyền viên có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực thuyền viên của Việt Nam.

Tại cuộc họp Ban Quản lý Dự án, các đại biểu đã nghe các báo cáo về công tác điều hành dự án dài hạn cũng như ngắn hạn trong năm 2021, 2022 và nội dung trong Biên bản ghi nhớ gia hạn Dự án vào tháng 4/2023, …

Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng
Đồng chí Lê Phan Linh, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (ngoài cùng, bên trái) và đại diện Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản trao bằng tốt nghiệp cho học viên Khóa 55. Ảnh: TĂNG PHƯƠNG

Phát biểu tại lễ trao bằng cho học viên Khóa 55, đồng chí Trần Văn Thuật, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam là kết quả của sự phối hợp giữa Công đoàn thủy thủ Nhật Bản với phía Việt Nam. Dự án có tuổi thọ lâu, mang lại hiệu quả kinh tế giữa hai bên. Những thuyền viên trong suốt những năm qua được đào tạo tại Dự án đều được đánh giá cao về chuyên môn, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, đã khẳng định được tên tuổi, chất lượng và có vị trí quan trọng tại các công ty hàng hải quốc tế.

“Từ mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức Công đoàn hai bên, các thuyền viên luôn tin tưởng vì có tổ chức Công đoàn bên cạnh, từ đây tạo mối quan hệ lao động hài hòa giữa bên cung cấp cũng như bên sử dụng thuyền viên” - đồng chí Trần Văn Thuật khẳng định.

Gần 2.500 thuyền viên được đào tạo, nâng cao chất lượng

Học viên Khóa 55 nhận bằng tốt nghiệp. Ảnh: TĂNG PHƯƠNG

Dự án nâng cao chất lượng thuyền viên Việt Nam (VSUP) ra đời và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/1998 do 3 bên gồm: Tổng LĐLĐ Việt Nam, Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản và Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cùng điều hành, quản lý.

Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng cho đội ngũ sĩ quan, thuyền viên Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó giúp cho họ có cơ hội được làm việc trên đội tàu của Nhật Bản và các tàu đa quốc tịch trên thế giới. Chương trình học của Dự án bao gồm: Tiếng Anh giao tiếp, tiếng Anh chuyên ngành Hàng hải, kỹ năng giao tiếp trên tàu, tìm hiểu về luật và các công ước hàng hải quốc tế, tiếng Nhật cơ bản, … Ngoài đội ngũ giảng viên chuyên ngành tham gia đào tạo của Dự án, kể từ năm 2012, Công đoàn Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã tham gia giảng cho Dự án về Luật Công đoàn Việt Nam, Bộ luật Lao động, Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Công ước Hàng hải Quốc tế (MLC 2006).

Ngay từ khi mới thành lập và trong suốt quá trình hoạt động, Dự án luôn nhận được sự hỗ trợ to lớn về mặt tài chính của Công đoàn Thủy thủ Nhật Bản, Hiệp hội chủ tàu Nhật Bản, sự quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị, các bộ, ban ngành trong nước, …. Cùng với sự phối hợp có hiệu quả giữa Văn phòng Dự án và các công ty vận tải biển Việt Nam, Dự án đã ngày càng phát triển mở rộng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Học viên của Dự án sau khi tốt nghiệp được cấp chứng chỉ, đáp ứng được các qui định khắt khe của đội tàu nước ngoài. Hằng trăm học viên sau khi tốt nghiệp được tuyển làm việc trên các đội tàu nước ngoài, tàu đa quốc tịch và đội tàu Nhật Bản với mức lương hàng nghìn USD hoặc giữ các vị trí quan trọng trên các tàu viễn dương của các công ty vận tải biển Việt Nam. Các học viên này đều được đánh giá cao về trình độ tiếng Anh, kỷ luật làm việc, tác phong công nghiệp. Tính hiệu quả của việc đưa thuyền viên làm việc trên các tàu nước ngoài là ngoài việc đưa được nguồn ngoại tệ lớn về cho đất nước, còn có ý nghĩa tạo ra được đội ngũ thuyền viên giỏi về ngoại ngữ, tay nghề, tác phong công nghiệp có khả năng hội nhập được với sự mạnh mẽ của ngành Hàng hải trong khu vực và trên thế giới.

Mạng người không thể xem thường! Mạng người không thể xem thường!

Suốt nhiều ngày qua, dư luận nóng theo vụ tai nạn giao thông (TNGT) bi thương mà nạn nhân là nữ sinh lớp 12 có ...

Lãng phí, xa hoa là thiếu đạo đức Lãng phí, xa hoa là thiếu đạo đức

Ngày 29/7/2022, tại TP. Hạ Long, ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ninh đã trao quyết định nghỉ hưu theo chế ...

Zalo thu phí, Grab phụ phí và quyền của khách hàng Zalo thu phí, Grab phụ phí và quyền của khách hàng

Bắt đầu từ hôm nay, Zalo - ứng dụng hàng chục triệu người đang dùng sẽ bắt đầu tính gói thuê bao và cắt giảm ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm