SMW-3 đã được khắc phục, là tuyến nguyên vẹn duy nhất kết nối Việt Nam với mạng lưới Internet toàn cầu, “còng lưng” gánh nhu cầu của hơn 70 triệu người dùng Việt Nam. Nhưng đây lại là sợi già cỗi nhất, dự kiến thanh lý vào năm sau, sau 25 năm hoạt động! Giả sử, SMW-3 ra đời sớm hơn một năm thì lúc này chúng ta không có một tuyến cáp quang biển nguyên vẹn nào.
Còn nhớ, năm 2007, SMW-3 cũng gặp sự cố, nhưng khác với nay, lúc đó chỉ có hơn 17 triệu người dùng. Sau 16 năm, con số người dùng đã tăng gấp 4 lần nhưng hạ tầng càng ngày càng đi ngược lại với con số ấy.
Vài lát cắt ngang như trên để thấy câu chuyện sự cố đường truyền thường xảy ra là logic.
Logic hơn khi nhìn sang hạ tầng Internet của những nước khác: Singapore có 39 đường, Malaysia có 25 đường, Philippines có 24 đường, Thái Lan có 13 đường. Tỷ lệ của chúng ta là 10,30 triệu người/cáp, trong lúc, Singapore là 0,14, Malaysia là 1,18.
Logic hơn nữa khi theo thống kê của Telegeography, đến đầu năm 2023, thế giới có 552 tuyến cáp đang hoặc sắp khai thác. Mỗi năm, hệ thống này gặp khoảng 100 sự cố. Trong lúc đó, 5 tuyến cáp quang biển mà Việt Nam khai thác trung bình gặp sự cố 10 lần mỗi năm. Chúng ta khai thác chưa đến 1% số cáp toàn cầu, nhưng gặp lượng sự cố bằng 10% cả thế giới.
Chỉ có người dùng chịu trận là ở trong tình huống phi logic.
Mỗi lần gặp sự cố, có khi mất đến cả tháng để khắc phục, thời lượng được sử dụng bình thường không còn bao nhiêu trong tổng số một thuê bao trả phí 365 ngày.
Nhưng bất thường đó thường được trấn an bằng những mệnh đề đã trở thành sáo ngữ, nhất là đối với những ai làm việc thường xuyên bằng internet: “tuyến cũ, sắp dừng hoạt động”, “về cơ bản không ảnh hưởng vì chúng tôi không sử dụng tuyến này cho các dịch vụ băng rộng cố định”, “về cơ bản đã được khắc phục”, “về cơ bản được đảm bảo”, … Và khá hơn là nói rõ: khi gặp sự cố thì dung lượng hạ tầng ứng cứu được ưu tiên cho các kênh thuê riêng và kết nối 3G, 4G. Nhưng, nói như vậy thì những người dùng khác đang trả phí, họ ở đâu?
Không gì khác, đã đến lúc, quyền của người dùng phải được bảo vệ. Câu hỏi được đặt ra là: Đã bao giờ người dùng được giảm cước internet khi gặp sự cố? Ai bảo vệ quyền người dùng cho mỗi lần bị ảnh hưởng bởi các sự cố này?
Điều 33, Luật Viễn thông quy định doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không đúng thời gian và chất lượng thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ giá cước đã thu. Nhà mạng không thể dùng rào cản kỹ thuật gặp phải hay việc thiếu kiến thức, gặp khó khăn trong chứng minh thiệt hại của người dùng như một lợi thế của mình để xí xóa nghĩa vụ bồi thường cho khách hàng. Nhà mạng cũng không thể chỉ cam kết tốc độ tối thiểu dành cho kết nối nội địa, “quên” đi cam kết kết nối quốc tế khi ký hợp đồng. Trong nguyên tắc thương mại văn minh, quyền của người tiêu dùng phải được bảo đảm và thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ một cách minh bạch và chi tiết nhất.
Câu chuyện sự cố Internet thực chất là vấn đề bất bình đẳng mà người mua hàng đang phải gánh chịu.
Họ buộc phải bằng lòng với tình huống: người bán nắm rõ về hàng hóa của mình và người mua chỉ biết được về nó khi “mọi sự đã rồi” như khái niệm kinh tế “lựa chọn trái ý” (adverse selection) chỉ ra hoặc không dễ đánh giá chất lượng, tù mù về món hàng. Tình trạng này thường xảy ra ở những nền kinh tế thị trường sơ khởi hoặc thị trường nghèo/thiếu thông tin hay cố ý làm nghèo/thiếu thông tin. Trường hợp chúng ta đang bàn đến có thể nằm ở cả hai tình huống cuối cùng và kết cục thiệt thòi thuộc về người mua. Sự bất cân xứng trong thông tin là dấu hiệu thất bại cơ bản đầu tiên của kinh tế thị trường.
Thị trường chỉ minh bạch hơn khi cơ quan giám sát hoặc các hội/hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng vào cuộc sát sao. Lợi ích của các cơ quan này (nếu hoạt động một cách hiệu quả) mang lại sẽ không chỉ được tính bằng con số vì chính họ đang tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng và tránh được tình trạng hàng tốt có thể bị loại khỏi thị trường và hàng xấu chiếm ưu thế. Mất niềm tin là dấu hiệu khủng hoảng của kinh tế thị trường.
Câu chuyện sự cố Internet cũng đặt ra vấn đề về tự chủ hạ tầng: đã đến lúc chúng ta cần sở hữu riêng ít nhất một tuyến cáp để linh hoạt hơn trong vận hành và khắc phục sự cố. Vì, chưa có con số chính thức, nhưng thời gian, chi phí thiệt hại cho những ảnh hưởng từ sự cố hạ tầng Internet mà nền kinh tế phải gánh chịu chắc chắn không nhỏ.
Nước đã đến chân (hay đã cao hơn) hạ tầng Internet.
QUỐC THẮNG
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD) |
![]() Hà Nội lại vừa quyết tâm giành lại vỉa hè cho người đi bộ và TP.HCM đang tiếp tục xây dựng đề án cho thuê ... |
![]() Ngân hàng nhà nước tổ chức Hội nghị về công tác tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, một động thái thiết thực ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
