Một trong những nội dung hàng đầu của Kế hoạch 01 do Ban Chỉ đạo 197 TP Hà Nội vừa đưa ra là “Kiên quyết xóa bỏ các điểm chiếm dụng hè phố, lòng đường trái phép làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện; giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ”! Nhiệm vụ này không mới, quyết tâm trên cũng đã nhiều lần và vỉa hè và có khi cả lòng đường Thủ đô lộn xộn, bị chiếm dụng như thế nào thì hàng ngày cũng thấy quá rõ.
Còn tại TP.HCM, sau thời ông Đoàn Ngọc Hải đi đầu trong chiến dịch “tổng tiến công” dọp dẹp sạch đẹp lòng đường ở thành phố lớn nhất nước này thì nay đâu lại vào đó! Mới đây, thay vì tiếp tục phát động phong trào dang dở ông Hải để lại, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã gửi công văn đến UBND các quận, huyện và TP Thủ Đức để rà soát hiện trạng hạ tầng giao thông đường bộ làm cơ sở để xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn. Kết quả ra sao, hồi sau sẽ rõ nhưng hơn hai chục năm qua, những việc làm tương tự chưa đem lại hiệu quả nhiều.
Giành lại vỉa hè cho người đi bộ hay mảnh đất trước nhà là của công không phải “sổ đỏ” của bất kì hộ kinh doanh buôn bán nào đã thành mặc định, đương nhiên và luật pháp quy định rõ ràng. Thế nhưng lợi ích của ai đó cộng với biện hộ đời sống bao người phụ thuộc vào đó rồi lực bất tòng tâm abcd đủ thứ đã biến chuyện bất thường thành bình thường và ngược lại. Không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà nhiều thành phố lớn, việc dọn dẹp vỉa hè và trả lại đúng chức năng cho nó nhiều khi được giải quyết từ cực đoan này sang cực đoan khác rồi cuối cùng vẫn như cũ.
Làm sao để dân tình vẫn làm ăn buôn bán bình thường, người lao động vẫn có thể kiếm sống trên vỉa hè như bao quốc gia khác nhưng vỉa hè không nhếch nhác, còn chỗ cho người đi bộ luôn là điều nan giải không chỉ của Thủ đô và TP.HCM. Ngay cả các quốc gia phát triển vẫn không thể và có lẽ không cực đoan đến mức vỉa hè hoàn toàn sạch sẽ chỉ dành cho người đi bộ. Chỗ nào rộng và đôi khi là một nét đặc trưng, nơi giao lưu vẫn có thể vừa buôn bán vừa dạo chơi, tản bộ. Điều quan trọng là quy định đề ra rồi thực thi ra sao hay chỉ "đánh trống bỏ dùi" như bao chiến dịch, phong trào và nhiều quyết tâm khác.
Giờ đây, chỉ nghĩ rằng vỉa hè chỉ của người đi bộ hay chăm chăm thu phí đều không giải quyết được bài toán hài hòa giữa giao thông và kinh tế, lợi ích của người đi bộ cùng hộ kinh doanh. Tài tình của cấp quản lý, người ra quy định chẳng phải là quyết tâm thực hiện bằng được lời hứa khó khả thi mà làm sao để đảm bảo cái lợi ích chung, lớn hơn cho xã hội. Quyết tâm hay chiến dịch gì rồi cũng khó thành công nếu chỉ “quyết liệt kiểu Đoàn Ngọc Hải” hay xuề xòa thôi thì thu phí cho xong. An toàn cho người đi bộ và đảm bảo cho hộ kinh doanh mới có thể trả lại vỉa hè đúng chức năng, vai trò cũng như ích lợi của nó.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Sáng nay 18/2, ông Hồ Hoàng Hùng, cha nạn nhân Hồ Hoàng Anh bị xe ôtô tông chết ở Phan Rang hồi tháng 6/2022 đã ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
