![]() |
Chương trình lễ hội "Thống nhất non sông" ở Quảng Trị. Ảnh: Trường Sơn |
Dư âm của hôm qua vẫn còn đọng lại trên nhiều tờ báo và râm ran trên mạng xã hội. Người thì khen lễ hội trang trọng và ý nghĩa, người thì thể hiện sự hài lòng với bài diễn văn của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Quang Tùng, người thì thích thú trước sự ra đời của bộ tem Kỷ niệm 50 năm bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, người thì phấn khởi vì chứng kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khởi công con đường ven biển nối Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) dài 55 cây số, với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng, con đường đi qua Vĩnh Linh, Gio Linh, Đông Hà, Triệu Phong. Con đường này sẽ góp phần kết nối quốc tế Việt Nam với Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia... Đúng là quá nhiều niềm vui dù cho dịp này "nhà bao việc".
Giao thông luôn đi trước một bước trong phát triển kinh tế xã hội, điều này lại càng đúng với Quảng Trị, khi đây là điểm đầu cầu trong Hành lang kinh tế Đông - Tây trên hành trình xuyên Á, giao thông sẽ làm thay đổi so sánh lợi thế theo chiều hướng tích cực cho không chỉ riêng một tỉnh mà còn tác động dây chuyền vào khu vực miền Trung - Tây Nguyên và có ảnh hưởng đến cục diện kinh tế của cả nước.
Trước đó, vào giữa tháng Tư, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cũng đã ký văn bản cho phép Quảng Trị triển khai con đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo dài 70 cây số với 4 làn đường, mặt đường rộng 17 mét, tổng kinh phí dự kiến 7.700 tỷ đồng, khởi công vào năm 2026, hoàn thành năm 2030.
Giao thông đã thành mũi đột phá khai thông các "huyệt đạo", tạo cơ hội mới để Quảng Trị có điều kiện tăng tốc và phát triển, bước ra khỏi danh sách các tỉnh nghèo trong tương lai. Đó là mong ước mà nhiều người hướng tới và mang tính khả thi cao vì trước hết nó gắn liền với nhu cầu thực tế. Phần còn lại biến tiềm năng, cơ hội thành hiện thực là việc của lãnh đạo và Nhân dân tỉnh Quảng Trị, không ai có thể thay thế được việc này.
Một khi lãnh đạo địa phương tâm huyết và có tầm nhìn, huy động khối đại đoàn kết toàn bộ hệ thống chính trị và toàn dân vào mục tiêu chung thì mọi sự dù khó khăn ắt cũng sẽ viên thành. Thực tế đang chờ câu trả lời ở phía trước con đường đã mở...
Trong các cuộc liên hoan, tiệc cưới có một bài hát được nhiều người yêu thích thường vang lên lúc cao trào, đó là ca khúc quen thuộc "Hát về cây lúa hôm nay" của nhạc sĩ Hoàng Vân. Trong đó có một câu mà hầu như ai cũng biết và nhiều người nằm lòng: "Đường lớn đã mở, đi tới tương lai, ngày mai đang bắt đầu từ ngày hôm nay..."
Vâng, ở Quảng Trị và nhiều nơi khác, đường lớn đã mở..., đâu chỉ nói về cây lúa, mà còn cho chính cả cuộc đời rộng lớn này vào một ngày tháng Tư với quá nhiều cảm xúc...
Nếu thấy bài viết "Đường lớn đã mở..." hay, bổ ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
![]() Khi lần đầu tiên nghe bài hát "Đông Hà, thành phố tương lai" của nhạc sĩ Hoàng Sông Hương, đứa bé mười lăm tuổi là ... |
![]() Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Quảng Trị (01/5/1972 – 01/5/2022), Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị ... |
![]() Có thể có nhiều cách định danh về tháng Tư như: Tháng Tư thống nhất, Tháng Tư hòa bình, Tháng Tư đoàn viên... nhưng có ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
