Sài Gòn tôi sẽ Đừng để bác sĩ phải lựa chọn cứu ai! Cái lý của Hà Nội |
![]() |
Rất nhiều địa phương đang xem xét các phương án đón bà con từ thành phố Hồ Chí Minh về quê an toàn. (Ảnh VOV) |
Mọi chuyện ồn ào trong chuyến tàu đêm mồng 7 rạng sáng ngày 8/7 vừa rồi. 26 người Huế từ TP.HCM muốn về quê đã phải xuống ga Đông Hà (Quảng Trị) khi ga Huế từ chối tiếp nhận người trên tàu từ TP.HCM về. Quảng Trị đã nhận người tỉnh bạn và cho đi cách ly 21 ngày. Giám đốc Sở Y Tế Quảng Trị nói thẳng: “Huế không thể đẩy khó khăn cho tỉnh khác được”.
Huế sau đó đã giải thích do hiểu nhầm và cử xe từ Huế tới Quảng Trị để đón người. Tuy nhiên, những lời chỉ trích và cả những hồ nghi về cách hành xử của đất cố đô với những người con xa xứ muốn về quê vẫn không ngớt.
Sau đó ít lâu, Đà Nẵng là tỉnh đầu tiên sẵn sàng tổ chức đoàn xe đón công dân tỉnh nhà hồi hương. Chi phí đi lại, cách ly, xét nghiệm sẽ được hỗ trợ nếu bà con gặp khó khăn. Hành động nghĩa tình này của Đà Nẵng rất đáng được ghi nhận.
Thứ nhất, việc đón người về của Đà Nẵng đã thiết thực giúp TP.HCM vốn đang quá tải cả về y tế lẫn những vấn đề dân sinh liên quan tới thực phẩm, an sinh xã hội. Người càng giảm, thành phố càng có nhiều thời giờ và vật lực tập trung hỗ trợ những người bệnh, những gia cảnh khó khăn cũng như điều phối dễ dàng hơn luồng xanh vốn có phần đang “tắc”.
Thứ hai, TP.HCM đang giãn cách hơn 1 tháng và chưa biết ngày kết thúc. Công ăn việc làm, đời sống dân sinh đang ảnh hưởng nặng nề. Những người lao động tự do, những người mất việc là những đối tượng dễ bị tổn thương vì dịch. Họ đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, ngay cả miếng ăn. Và, trong cơn bĩ cực của đời người, được quê hương đón về sẽ là điều mà mọi người khắc cốt ghi tâm.
Dù có đi đâu, làm ăn xa xứ thì quê hương (mà ở đây là Đà Nẵng) là nơi họ thuộc về. Quê hương không bao giờ quay lưng khi người dân khốn khó. Quê hương luôn chở che mỗi ngày bão giông của phận người. Và chẳng lý gì mà không tự hào, cống hiến cho nơi ấy dù ở đâu và làm gì.
Cần nhắc lại, Đà Nẵng là số ít địa phương có thư và hoa của Chủ tịch thành phố chúc mừng gia đình và chào mừng mỗi công dân nhí vừa chào đời. Tức là, thành phố đáng sống lưu tâm tới hình ảnh của mình trong tâm khảm công dân một cách có hệ thống chứ việc đón về gần đây không hề bộc phát. Và những người duy trì hệ thống ấy cũng như đưa ra quyết định gần đây đáng khen vô chừng.
Thứ ba, việc đón người dân có tổ chức cũng chính là bảo vệ Đà Nẵng. Thực tế, dù có lập bao nhiêu chốt chặn, nếu công dân di chuyển phương tiện cá nhân, họ vẫn có thể tìm đâu đó những khoảng trống để vào thành phố. Và khi không phải qua chốt kiểm dịch, mỗi người vào là bội phần khó. Việc 1000 người Đắk Lắk về quê bằng phương tiện cá nhân từ TP.HCM về quê khiến sáng nay, TP. Buôn Ma Thuột phải thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 là hệ lụy nhãn tiền.
Sau Đà Nẵng, rất nhiều địa phương cũng đang lên kế hoạch đưa người dân về quê như Hà Tĩnh, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đắk Lắk… Có thể coi, việc các địa phương đưa công dân về hợp nhiều lẽ như đã nói ở trên. Và hơn cả, với tình hình cấp thiết hiện nay, việc đưa công dân về còn là sự chủ động với dịch bệnh của từng địa phương.
Bởi, “xua đi” hoặc “lờ đi” người dân tỉnh nhà về quê không phải là cách ứng phó khôn ngoan thì thời gian giãn cách ở TP.HCM vẫn chưa biết tới khi nào. Người dân đang khó khăn và họ sẽ chỉ có quê là nẻo về sinh tồn. Họ sẽ về bằng mọi giá. Họ sẽ vượt qua mọi “rào cản” từ trên đường tới tư duy lãnh đạo địa phương.
Đưa người dân về, cách ly, xét nghiệm, cần thì điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y Tế là cách làm khôn ngoan. Đó là chống dịch chủ động và đàng hoàng của mỗi địa phương. Cả lý, cả tình thì đón người mình trong lúc khó khăn ở TP.HCM về quê hương cần được tất cả các lãnh đạo địa phương suy xét và quyết định.
![]() Thỉnh thoảng, nỗi lo ấy lại ập về khiến tâm trí ông Tạo rối bời. Nhất là khi tập thể hơn 100 công nhân Công ... |
![]() “Chữ này là chữ gì?”, cô điều dưỡng hỏi. Nhoẻn miệng cười, Sùng Mí Dìa (SN 2015), cậu bé quê ở Hà Giang có vóc ... |
![]() Nỗi đau đớn của chị Nguyễn Thị Hợp (44 tuổi, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - công nhân Công ty TNHH ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
