![]() |
Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3 khi nhận bệnh nhân ngày 7/7. Ảnh: Hữu Khoa |
Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Trưng Vương (ICU) kết thúc ca trực 8 tiếng sau khi đặt nội khí quản cho 4 bệnh nhân Covid-19 thở máy, điều ông "chưa từng thực hiện nhiều như thế trong ngày". Riêng tại Khoa ICU lúc này đang có 20 người phải thở máy. Bác sĩ Bình cho biết "Số bệnh nhân quá đông. Người này cai máy thở thành công, chuyển ra phòng thường rồi bệnh nhân khác lại vào". Những than thở khó khăn, bất tiện do giãn cách hay “phong tỏa” ở các nơi của nhiều người có lẽ khó có thể so sánh với lực lượng y tế đang vô cùng vất vả ở tuyến đầu. Gần một năm rưỡi qua, hết đợt dịch này đến lần Covid tàn phá khác và giờ đây là những tháng ngày họ gồng mình căng sức khó khăn nhất...
Bác sĩ Bình đã 3 tuần chưa về nhà và tôi biết nhiều đồng nghiệp ông đã hơn thế nữa. Gia đình, bạn bè hay những con phố, hàng cây ngoài kia dường như không tồn tại với họ thời gian này. Em tôi làm ở một bệnh viện lớn nhiều lúc nhắn tin "Em mệt quá anh ạ! Đồng nghiệp cũng gần như kiệt sức rồi".
Trên VnExpress, bác sĩ Tống Hồ Tứ Phương mô tả cảnh ở Bệnh viện Dã Chiến Vĩnh Lộc, Bình Chánh "Xe cấp cứu đưa F0 đến nhập viện đậu hàng dài, tiếng còi xe dồn dập, tiếng loa điều động... suốt cả ngày lẫn đêm". Tại TP HCM, 19 bệnh viện dã chiến đã hoạt động và đang thiết lập thêm 5 bệnh viện nữa. 24 bệnh viện này có công suất 44.890 giường, điều trị cho hơn 16.000 bệnh nhân. Trung bình, 25 đến 28 bác sĩ phục vụ cho 2.300 bệnh nhân. Một bác sĩ thốt lên "Kinh khủng hơn rất nhiều so với lần tôi đi chống dịch trước".
Bác sĩ Nguyễn Thiên Bình cho biết, điều may mắn với ông lúc này là chưa phải đứng trước quyết định "Đặt máy thở cho ai, ưu tiên phương tiện cấp cứu cho người nào, xem xét bệnh nhân nào có cơ hội sống sót và lựa chọn cứu họ"... như ở một số nước trên thế giới.
Đó có lẽ là lý do chính để Bộ Y tế buộc phải thí điểm F1 rồi F0 chưa triệu chứng ở nhà. Điều có lẽ đáng lo hơn đáng mừng khi mà người Việt chúng ta thường sống với ông bà, cha mẹ và nguy cơ lây nhiễm khá cao. Nhưng họ có về nhà bớt thì tuyến đầu mới được giảm tải phần nào và có thêm sức lực để tiếp tục chữa trị cho bệnh nhân trở nặng
Giờ đây, TP HCM đang cần thêm khoảng 1.500 bác sĩ cùng 5.500 điều dưỡng, kỹ thuật viên để bổ sung cho khối điều trị theo hai đợt luân phiên nhau. Trả lời VnExpress, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, trong tuần này, Bộ Y tế huy động 3.360 nhân viên bệnh viện trung ương; 3.500 cán bộ, sinh viên các trường y tế trên cả nước chi viện TP HCM. Số nhân sự này được điều động theo đề nghị của lãnh đạo TP HCM và nằm trong kế hoạch của Bộ Y tế là huy động 10.000 người.
Ai nói gì hay nhìn nhận ra sao tôi chưa bàn, nhưng với những gì đang diễn ra và nhiều thông tin có được, tôi hiểu rõ họ đang rất cần chi viện và tiếp sức chứ không thể quần quật như thế này được mãi. Không những kiệt sức mà khi làm việc quá mức sai sót hoàn toàn có thể xảy ra và dù gì đi nữa họ vẫn là con người, chẳng phải là cái máy để vật vã với công việc hơn 1 tháng nay. Họ cần có người luân phiên làm thay để hồi sức.
Ở TP HCM hiện giờ, nhiều bệnh viện đang lâm vào cảnh thiếu trang thiết bị y tế và phòng hộ khi ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp cùng nhiều nhà hảo tâm đang chung tay góp sức và hỗ trợ từ trang thiết bị đến bữa ăn hàng ngày. Ai cũng hiểu, y bác sĩ khỏe nhiều người sẽ được bình an.
Tôi không chỉ biết ơn, trân trọng họ mà còn với cả những nhân viên y tế, y bác sĩ từ các tỉnh thành bạn lao vào tâm dịch giúp đỡ người dân TP HCM trong những ngày thành phố "trọng thương". Tôi cũng mong chúng ta chịu khó và chấp nhận những khó khăn đang cùng nhau phải chịu, cẩn trọng, giãn cách nghiêm ngặt hơn nữa để đừng khổ chính mình, người thân và giảm tải cho đội ngũ y tế! Họ còn đủ sức chữa trị cho bệnh nhân, chúng ta mới an toàn và đất nước mình sẽ sớm bình yên.
![]() Trong bối cảnh, toàn huyện có khoảng 20 ca dương tính với Covid-19 và hàng trăm F1, trong đó có cả công nhân lao động, ... |
![]() Để phòng, chống dịch Covid-19, Công an TP Hà Nội thiết lập 22 chốt tại các cửa ngõ để kiểm soát toàn bộ phương tiện, ... |
![]() "Bộ Y tế sẽ sớm ban hành hướng dẫn thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà ở TP Hồ Chí Minh", Thứ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
