|
Sau trận thua 0-1 trước đội tuyển Nhật Bản trên sân Mỹ Đình, ông Park thừa nhận thẳng thừng: “Chúng tôi đã có 5 trận thua và việc bị stress đó là sự thật. Trong cuộc đời bóng đá của tôi, hôm nay tôi mới hiểu kiếm được 1 điểm khó khăn thế nào. Khi đội tuyển Việt Nam vào đến vòng loại thứ 3, tôi nghĩ đừng chú ý quá vào kết quả mà hãy đặt mục tiêu, xây dựng phương án để có kết quả tốt”.
Đó không phải là những lời đãi bôi, đó là những tâm sự rất thật. Cuộc đời bóng đá của ông Park đã trải trăm trận.
Hiện tại, tình trạng thảm bại của ông Park vẫn chưa là gì nếu so sánh với những khoảng đáy của sự nghiệp đá bóng và cầm quân của ông.
Nhưng, áp lực khi tuyển Việt Nam thua liên tiếp là áp lực rất khác so với trước đây. Bởi Việt Nam là nơi ông Park thành danh, nơi mà từ cổ động viên tới liên đoàn bóng đá đều tôn trọng ông nhất mực.
Ở đó, ông đã đưa một đội bóng tí hon đang lao đao trở thành thế lực số 1 khu vực và trở thành hiện tượng của bóng đá châu Á.
Những chiến quả liên tiếp, những thành công không tưởng, những lần hạ gục những đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều khiến cổ động viên say mê ông Park và lứa học trò tài năng của ông.
Họ cũng tin, ở vòng loại thứ 3 này, dù “cửa” giành vé dự vòng chung kết World Cup là mong manh nhưng không tới mức thua thảm không có lấy một điểm.
Nhưng cổ động viên nhiều người đã nhầm lẫn. Bởi việc U23 Việt Nam từng vào chung kết U23 châu Á hay đội tuyển Olympic Việt Nam từng vào tới trận tranh hạng 3 ASIAD rất khác với cấp độ đội tuyển.
Các nền bóng đá so kè bằng đội tuyển quốc gia. Các thứ hạng ở các giải trẻ chỉ là động viên các cầu thủ trẻ và các lò đào tạo. Còn thứ hạng FIFA hoàn toàn dựa trên đội tuyển quốc gia.
Tức là, các lứa trẻ chúng ta giỏi, hay thật đó nhưng chúng ta cũng đã đối đầu với những đội tuyển không phải xuất sắc nhất của đối phương. Các nền bóng đá đều coi giải trẻ chỉ là cuộc rèn quân, luyện chân và động viên các cầu thủ tương lai. Họ không đặt nặng vấn đề thành tích như chúng ta.
Còn giải đấu hiện tại là giải đấu có thể coi là lớn nhất của hệ thống FIFA. Các đội đều gửi tới những hảo thủ bậc nhất vì nó liên quan mật thiết tới vé dự World Cup.
Ví dụ gần nhất, đội tuyển Nhật Bản vừa rồi đang mang sang Mỹ Đình cả trăm người. Các cầu thủ của họ đang thi đấu ở các giải đấu hàng đầu châu Âu cũng có mặt để đá với Việt Nam.
Sòng phẳng, riêng việc được đá cũng những hảo thủ hàng đầu châu lục, cùng với việc họ phải đá hết sức mình cũng có lợi rất lớn cho tuyển Việt Nam. Lợi ích này không trận giao hữu hay giải giao hữu treo thưởng bằng tiền nào có được.
Bởi những trận này là những trận một mất một còn, các siêu sao buộc phải trổ hết tài nghệ. Và những thứ mà các cầu thủ nhận được là kinh nghiệm trên đấu trường đỉnh cao.
Những kinh nghiệm này sẽ không làm hài lòng người hâm mộ ngay lập tức. Và cũng chẳng có gì đong đếm được kinh nghiệm (không như tỉ số trận đấu). Nhưng để có những bước tiến dài hơi và vững chắc, sự cọ xát, dạn dày là điều cần có. Không nền bóng đá nào đang từ “ao làng” mà xưng hùng châu lục ngay được. Không huấn luyện viên nào nắm một đội bóng hạng gần cuối của bảng xếp hạng FIFA có thể đi dự World Cup sau vài năm được.
Ông Park đang phải chịu những sức ép quá lớn từ sự kỳ vọng của người hâm mộ. Cho dù sự kỳ vọng ấy những người trong cuộc hiểu là vô lý. Và nhiều người còn thấy rõ cả những tham chiếu nhầm lẫn từ các lứa trẻ lên đội tuyển quốc gia.
Nhưng nên nhớ, vào được vòng loại thứ 3 World Cup như này, được chơi với các ông lớn, cùng họ thi thố cũng là nhờ công của ông Park. Ông Park cần thời gian, các cầu thủ cũng cần thêm kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao và người hâm mộ cần kiên nhẫn.
Có hình ảnh ví von tôi khá tâm đắc: Đội tuyển Việt Nam như cậu học trò nghèo lên phố thi học sinh giỏi. Trình độ cũng vừa phải thôi như kỳ vọng từ phụ huynh, gia đình hàng xóm là quá lớn. Chưa cần thì cậu ấy đã stress vì áp lực của gia đình rồi.
Tối nay, Việt Nam tiếp Arab Saudi trên sân nhà. Đội bạn đầu bảng và đội ta cuối bảng. Bất ngờ là điều ai cũng mong chờ nhưng nếu thua tan tác cũng không có gì là lạ cả. Hãy coi việc được xem đội nhà thi đấu với các cầu thủ hàng đầu châu lục là một niềm vui vì nếu đặt nặng thắng thua lúc này, nỗi thất vọng thu về sẽ rất nhiều.
Nói như một câu kinh điển của HLV dặn cầu thủ trước khi thi đấu: "Hãy ra sân và tận hưởng bóng đá!".
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
