Với những lý do, con số và viễn cảnh ảm đạm mà EVN cùng Bộ chủ quản và cả các chuyên gia đưa ra thì có lẽ chuyện tăng giá điện là khó tránh khỏi. Giờ đây, hàng triệu gia đình và hàng trăm ngàn DN đang hồi hộp xem giá sẽ tăng thế nào và lộ trình ra sao? Nếu như giá tăng là việc bất đắc dĩ, không thể không làm thì khách hàng của EVN cũng như dân chúng hay cộng đồng DN vẫn muốn những yếu tố cấu thành giá điện, chi phí quản lý phải minh bạch, công khai, truyền tải rõ ràng hơn nữa.
Theo EVN, nếu giá bán lẻ điện giữ theo giá hiện hành, khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm nay sẽ lên tới 64.941 tỉ đồng. Như vậy, tổng lỗ lũy kế cho sản xuất kinh doanh của EVN trong hai năm là 93.817 tỉ đồng. EVN thừa nhận rằng những khó khăn này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến dòng tiền. EVN cho biết, đến hết tháng 5/2023 họ sẽ không còn tiền trong tài khoản. Dự kiến bắt đầu từ tháng 6/2023, EVN sẽ thiếu hụt tiền thanh toán là 3.730 tỉ đồng và đến tháng 12/2023 sẽ thiếu hụt 28.206 tỉ đồng.
Với tình hình trên và các Bộ ngành liên quan cũng đã thông tin không ít nội dung tương tự như thế thì giữ được giá điện bây giờ ngày nào là “kì tích” ngày đó. Dù Chính phủ và các cơ quan giám sát, tư vấn yêu cầu, khuyến cáo Bộ Công thương, EVN cân nhắc thời điểm cùng lộ trình tăng giá nhưng có lẽ cực khó làm khác. Dù mới “chuẩn bị dư luận”, tuy nhiên nhiều DN đang rất lo lắng về đề xuất tăng giá điện của EVN bởi giá điện tăng sẽ kéo theo nhiều chi phí đầu vào tăng lên trong bối cảnh đơn hàng giảm, xuất khẩu giảm.
Một khi DN khó khăn thì đồng nghĩa với việc làm cùng thu nhập của người lao động sẽ bị tác động tiêu cực. Nhưng rất khó để “hài hòa lợi ích” trong bài toán giá điện, kinh doanh sản xuất và việc làm. Giờ đây khi mà mọi thứ không còn thuận lợi như mong muốn thì việc “rủi ro cần chia sẻ” nên được các bên cùng tính đến. Giá tăng theo lộ trình để DN dễ thở, người lao động thích ứng dần và những biện pháp “giảm sốc” dần được thực thi có hiệu quả hơn là điều mà ai cũng mong muốn.
Có thể tăng ngay, tăng nhiều thì EVN sẽ giảm thiểu nỗi lo, lỗ bớt chồng lỗ nhưng gánh nặng sẽ lại dồn sang vai DN, người dân và lao động rất nhiều ngành nghề tiêu tốn điện năng. Ông Đoàn Võ Khang Duy - Phó chủ tịch Hội Cơ khí - Điện TP.HCM, cho rằng trong trường hợp buộc phải tăng giá điện, cần phải đưa ra một lộ trình cụ thể về thời gian dự kiến tăng giá, mức tăng vì sản xuất xuất khẩu sẽ phải đàm phán hợp đồng, có khi là 3 - 6 tháng. Với người lao động thì đó cũng là thời gian tối thiểu để họ sắp xếp chi tiêu vốn đã eo hẹp hoặc việc làm phù hợp.
Không ai ảo tưởng hoặc đòi hỏi giá điện cứ phải giữ nguyên trong khi mọi thứ đều tăng và EVN lỗ lã nặng nề như thế. Nhiều người cũng hiểu rằng dù nhìn góc nào thì với vị trí đặc thù của mình, EVN mang nợ hay xấu hơn nữa cuối cùng cũng là công sản quốc gia. Nhưng họ được điều hành quản lý ra sao, sắp xếp thế nào, hoạt động cách gì thì những người chủ thực sự - người dân và khách hàng “độc quyền” phải cần được rõ. Nếu không, rất khó tìm sự đồng cảm và đồng thuận trong quyết định tăng giá liên quan đến toàn dân như thế. Còn ngược lại sẽ dễ tìm được thông cảm “chia sẻ rủi ro” và góp phần cho an toàn năng lượng của nước nhà.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đến hết tháng 10 năm 2022 lỗ khoảng 15.758 tỉ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
