Người lao động

Điểm tựa cho người lao động nghèo trong những ngày dịch bệnh

Nguyễn Nga
Tác giả: Nguyễn Nga
Người lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP HCM lại có thêm một địa điểm nhận gạo miễn phí nữa tại số 14, Cách mạng tháng 8, quận 1. Tại đây, mỗi ngày từ 7h30 đến 11h mọi người sẽ được nhận khoảng 3kg cho mình. Trong ngày đầu tiên đến nhận gạo, tại đây có nhiều người là lao động tự do, người bán vé số, lái xe ôm…
diem tua cho nguoi lao dong ngheo trong nhung ngay dich benh
Gạo nghĩa tình vẫn sẵn sàng hỗ trợ người lao động nghèo khó khăn tại TP HCM. Ảnh N. Nga

Theo đó, sáng nay ngày 27/4, Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn TP HCM (trực thuộc LĐLĐ TP) phối hợp Đoàn Thanh niên cơ quan LĐLĐ TP, Đoàn Thanh niên Văn phòng Đại diện Agribank khu vực miền Nam tổ chức chương trình phát gạo miễn phí qua máy "ATM gạo nghĩa tình". Mục đích của chương trình nhằm chia sẻ cùng công nhân và người lao động khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mọi người khi biết thông tin đã đến nhận gạo rất đông nhưng vẫn tuân thủ giữ khoảng cách theo quy định. Cầm trên tay số gạo được phát miễn phí, ai cũng hạnh phúc lắm.

Đối với người khuyết tật, người lớn tuổi và người mang thai,… Ban tổ chức cũng chuẩn bị sẵn những túi gạo để trao cho họ. Hiện chương trình đã nhận được hỗ trợ hơn 10 tấn gạo từ các cơ quan, đơn vị và các cá nhân hỗ trợ.

Cô Huỳnh Thúy Lan, một người lao động tự do có hoàn cảnh khó khăn, khi nghe thông tin phát gạo miễn phí đã đến nhận. Cô chia sẻ rằng, dịch bệnh khiến cho hai vợ chồng cô không làm được gì. Trước đó, cô đi làm giúp việc cho nhà người ta còn chồng thì lái xe ôm. Nhưng giờ dịch nên người ta chưa mướn, chồng chạy xe ôm cũng không được mấy đồng. Gần tháng nay, gia đình cô sống được đều nhờ hỗ trợ của các nhà hảo tâm, chương trình từ thiện của thành phố...

diem tua cho nguoi lao dong ngheo trong nhung ngay dich benh
Chú Cường may mắn được nhận gạo trong phút chót. Ảnh N. Nga

Sáng nay, chương trình phát gạo cho bà con diễn ra từ 8 giờ đến gần 11 giờ thì đóng cửa. Nhưng theo quan sát của phóng viên, đến trưa vẫn còn nhiều người ra nhận gạo. Mỗi người mỗi hoàn cảnh, ai cũng khó khăn, thiếu thốn.

Cô Hai Thắm, may mắn nhận được túi gạo cuối ngày mừng ra mặt, nói với những người gần đó: "May quá, trưa nay vẫn có cơm ăn”. Rồi cô dắt chiếc xe đạp nhanh chóng rời khỏi điểm phát gạo về nhà. Chiếc giỏ xe xiêu vẹo như muốn rơi ra.

Một vài người khác, sau khi nhận được gạo họ vui vẻ “khoe” nhau. Chia sẻ nhanh về tình hình hiện tại của mình, chú Sáu, lái xe ôm gần đó bảo: “Dạo này phải ăn cơm nhà nước nuôi thôi, chứ mần ăn không ra tiền, người ta nghỉ hết cả. Dịch này khổ quá, khổ người lao động nghèo như chúng tôi”.

Khi mọi người đã về gần hết thì xuất hiện một người đàn ông với dáng lưng còng, nhỏ thó, dựng cái xe đạp cà tàng trước điểm nhận gạo. Chú chạy đến trước cổng, nói với chàng thanh niên phát gạo một vài câu gì đó. Anh thanh niên kiên nhẫn giải thích với chú là đã hết giờ nhận gạo và chú có thể đến vào 7 giờ 30 phút sáng ngày mai. Chú vẫn đứng đó dưới cái nắng Sài Gòn gần 40 độ, tỏ vẻ năn nỉ. Tôi tiến lại và nhắn với anh thanh niên có thể thông cảm cho chú, để chú nhận phần gạo trong ngày hôm nay vì chắc chắn chú phải cần số gạo đó lắm mới đứng lâu đến thế.

Khi anh thanh niên vào lấy gạo, tôi có cuộc trò chuyện nhanh với người đàn ông trung niên ấy. Chú tên Cường, bán vé số nhưng thất nghiệp gần tháng nay. Nhà chú có 2 người, hôm nay nhà hết gạo nên chú Cường chạy từ ngã tư Bảy Hiền xuống LĐLĐ TP nhận gạo. Cả nhà chú, tháng nay đều trông chờ và số gạo người ta tặng, phần quà nhà hảo tâm cho và những hỗ trợ từ công đoàn.

Khi anh thanh niên mang gạo ra, chú Cường nhận lấy và cúi người xuống để cảm ơn. Hành động ấy của chú khiến cho người đối diện không khỏi ngại ngùng. Nhưng đó là cách thể hiện lòng biết ơn chân thành nhất của người lao động ở đây. Họ chân thành và thật thà.

- Chú, ngày mai 7h30 phút chú có thể đến đây lấy tiếp - Tôi nói

- Không, hôm nay mình lấy rồi, đủ ăn cho mấy ngày rồi, mai không lấy nữa - chú Cường trả lời

Thế là chú lại lóc cóc trên chiếc xe đạp cũ với tấm lưng còng chở gạo vừa nhận được từ LĐLĐ TP về ngã tư Bảy Hiền.

diem tua cho nguoi lao dong ngheo trong nhung ngay dich benh Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 27/4

Tính đến 7h sáng ngày 27/4, Covid-19 đã xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 2,99 triệu người nhiễm virus ...

diem tua cho nguoi lao dong ngheo trong nhung ngay dich benh Gần 1.000 phần quà đến tay người lao động nghèo từ “Chuyến xe yêu thương” tại TP HCM

Ngày 18/4, khoảng 625 phần quà đã đến tận tay công nhân, lao động nghèo vượt khó trong dịch Covid-19 tại quận 10 (TP HCM). ...

diem tua cho nguoi lao dong ngheo trong nhung ngay dich benh Công đoàn Giáo dục TP Hồ Chí Minh phối hợp hỗ trợ đoàn viên khó khăn vì Covid-19

Trước tình hình dịch bệnh Covid 19 kéo dài như hiện nay khiến đội ngũ đoàn viên Công đoàn Giáo dục TP HCM gặp nhiều ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm