Cụ thể, tài khoản “Nờ Ô NÔ” với chủ tài khoản tên Phạm Đức Tuấn thực hiện series trên mạng xã hội TikTok về việc hỗ trợ bữa ăn từ thiện cho người nghèo. Theo clip ghi lại, hot TikToker này đã gặp một bà cụ vô gia cư ngoài đường, cậu đã mời bà ăn một món mà bà rất muốn ăn nhưng bà không có điều kiện để mua. Bà cụ chọn món phở và cậu chàng đi mua phở tặng bà.
Nhưng, trong đoạn clip của Tuấn liên tiếp xuất hiện những ngôn ngữ rất phản cảm như: "Hello (xin chào) bà già nghèo khổ giữa trời đông cô đơn"; “Bớt nghèo lại đi nha. Không ai giúp hoài đâu”, “Trời ơi phở rẻ vậy mà bà còn không có tiền mua ăn nữa hả”, “Nghèo mà còn chê đồ ăn nữa”...
![]() |
TikToker Nờ Ô NÔ có phát ngôn được cho miệt thị người nghèo. Ảnh cắt từ clip. |
Lập tức, một làn sóng chỉ trích và tẩy chay khắp mạng xã hội. Nhiều người có sức ảnh hưởng tương tự hoặc lớn hơn Tuấn đã thẳng thắn chỉ trích; các ngôi sao showbiz cũng đã đăng đàn phản ứng gay gắt; trào lưu “Tẩy chay Nờ Ô NÔ” lan rộng khắp các nền tảng mạng xã hội. Chưa dừng lại, dư luận kêu gọi tẩy chay cả các nhãn hàng sẽ mời Tuấn tới quảng bá.
Trước áp lực, Tuấn đã livestream xin lỗi. Nhưng, sau mấy phút đầu tỏ ra ăn năn, liền sau đó Tuấn chỉ trích người xem tự ý suy diễn, cắt lời cậu khỏi bối cảnh clip. Cậu còn cho rằng, những người làm nội dung chỉ trích cậu chỉ vì họ không biết làm nội dung nên mượn sự nổi tiếng của cậu để được quan tâm.
Tuấn rất hiểu mình có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội với tài khoản hơn nửa triệu lượt theo dõi và mỗi clip có nhiều triệu lượt xem. Cậu đã thường xuyên làm những clip với ngôn ngữ gây sốc kiểu này. Nhưng trước đó, cậu làm các clip review nhà hàng, quán ăn, việc gây sốc để đạt được mục đích quảng bá được các thương hiệu chấp nhận.
Vấn đề xảy ra khi cậu tiếp tục dùng ngôn ngữ cợt nhả với việc làm từ thiện và đối tượng là một người đáng tuổi bà cậu, đang đói bụng và khó khăn. Cậu nghĩ rằng hành động của mình sẽ tạo cá tính, phong cách, và màu sắc riêng trong nội dung. Nhưng, vấn đề làm từ thiện không đơn giản như thế.
Trước đây, khi viết bài về người yếu thế cho một tổ chức thiện nguyện phi chính phủ, tôi đã từng phải trải qua một khóa học ngắn về những nguyên tắc tiếp cận nhân vật cũng như làm nội dung. Có những điều tưởng đơn giản nhưng cũng phải chú tâm để tránh gây tổn thương tới nhân vật, vốn rất nhạy cảm.
Cụ thể như, cách ăn mặc không được hào nhoáng để tránh tạo ngăn cách, gây cảm xúc khó chịu cho nhân vật; khi tiếp cận nhân vật tuyệt đối tránh tư thế cao hơn họ cúi xuống; góc máy phải ngang bằng nhân vật hoặc từ dưới lên, không dùng góc từ trên xuống để tạo cảm giác “rủ lòng thương”; ngôn ngữ, cử chỉ không được suồng sã, cợt nhả vì bất cứ mục đích gì…
Đặc biệt, khi khai thác nội dung, tuyệt đối tránh khai thác quá sâu vào khổ đau của họ để làm thỏa mãn cảm xúc “buồn văn học” của người xem; phải đặt những câu hỏi về những niềm vui nhỏ, những ước mơ, khát vọng, những thành tựu mà họ đã từng đạt được trong đời. Điều này không chỉ tốt cho cảm xúc nhân vật mà còn tốt cho nội dung cũng như thái độ của công chúng.
Những người đọc bài viết sẽ cảm nhận được ngoài sự khó khăn hiện thời, nhân vật sống động còn có cả những sức mạnh tiềm ẩn, những ước mơ và khát vọng như bất cứ ai trong chúng ta. Và dù hiện tại có khó khăn, họ luôn có đủ định lực để vượt qua và vươn lên. Trong chính những câu hỏi phỏng vấn cũng là những lời khơi gợi, hỗ trợ nhân vật nhìn nhận lại giá trị sâu thẳm của bản thân mình.
Quay trở lại nội dung từ thiện của Tuấn, ngoài vấn đề về ngôn ngữ cực kỳ nghiêm trọng, từ phục sức tới thái độ, Tuấn luôn thể hiện một thái độ ban phát. Thái độ đó sẽ để lại những tổn thương lâu dài, gia tăng những khó khăn cho nhân vật trong công cuộc đấu tranh sinh tồn cũng như vươn lên.
Nội dung “rác” toàn bộ ấy đã bị dư luận tẩy chay và lên án. Nhưng để tránh những ẩn họa lâu dài về việc tạo nội dung “rác” để tăng nổi tiếng, kiếm tiền bất chấp, các cơ quan chức năng cũng nên cân nhắc những hình thức xử lý thích hợp.
Không có lòng tốt nào khi anh cho người ta một bữa ăn rồi miệt thị người ta dăm câu kèm cách thể hiện ban phát, thượng đẳng cả!
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Bữa tiệc thể thao quan trọng có thể nói nhất hành tinh đã bắt đầu bày ra trước mắt. Những người hâm mộ cũng hào ... |
![]() Người lao động xa quê đã quen với những cuộc hồi hương. Và cuộc hồi hương lần này nói lên những nét tiêu biểu về ... |
![]() Sau hàng loạt những tranh cãi, góp ý và phê phán của khán giả về việc VTV đưa các hot girl lên sóng bình luận ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
