Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc
Hoạt động Công đoàn

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Đinh Thị Tuyết Mai
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Phúc Lý (phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một cán bộ quản lý năng động, sáng tạo. Cô còn được mọi người yêu quý bởi tấm lòng nhân hậu, bao dung và sẵn sàng giúp đỡ đến cùng những người khó khăn, bệnh tật.
Cô Chủ tịch Công đoàn có tấm lòng nhân ái, hướng tới cộng đồng

Cán bộ quản lý giỏi

Tất cả mọi người đều muốn đóng góp một phần công sức, trí tuệ của mình vào sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh và phát triển. Trong đó phải kể đến những thầy giáo, cô giáo mang trên mình sứ mệnh trồng người, những người không quản nhọc nhằn, vất vả vì đàn em thân yêu. Tôi muốn nói đến một người như thế, một tấm gương học tập và làm theo lời Bác, đó chính là cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền.

Cô Thu Hiền sinh ra trong gia đình có 4 anh em, có cha và mẹ đều vất vả làm nghề nông “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” và “con trâu đi trước, cái cày theo sau”. Cô thấu hiểu cuộc sống vất vả với củ sắn, củ khoai của con nhà nông từ nhỏ. Cái cảm giác ấy đã thấm đẫm trong tâm trí và thôi thúc cô phải cố gắng vượt mọi khó khăn để học tập tốt, có một công việc ổn định.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc
Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền trong chuyến đi từ thiện đến đồng bào Tây Bắc. Ảnh: ĐVCC

Đến nay, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền đã có 24 năm gắn bó với nghề ươm mầm non cho đất nước. Cô tâm sự: “Để trở thành một giáo viên mầm non, trước hết phải có lòng yêu trẻ. Cụ thể là tình yêu của người mẹ đối với con. Không chỉ yêu trẻ mà giáo viên mầm non còn phải biết yêu chính công việc của mình”.

Theo cô Vương Thị Trinh Tuyết, hiểu sâu sắc điều đó nên cô Nguyễn Thị Thu Hiền đã và đang luôn luôn yêu thương trẻ bằng cả tấm lòng người mẹ. Đồng thời cô luôn chú trọng để truyền lại tình yêu nghề cho các thế hệ giáo viên trong trường. Chính vì thế nên chất lượng chuyên môn và chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường mà cô được nhà trường phân công phụ trách luôn ở mức cao.

Trong các cuộc thi giáo viên giỏi, trường luôn có thành viên đạt giải cao và chất lượng chăm sóc trẻ tốt. Chăm lo sức khoẻ các cháu, tại bếp ăn luôn được cô Thu Hiền chỉ đạo bảo đảm sạch sẽ, vệ sinh an toàn thực phẩm và đúng, đủ khẩu phần ăn cho trẻ, cung cấp đủ năng lượng cho trẻ trong một ngày ở trường. Không chỉ thế, cô còn chỉ đạo các cô nuôi tăng gia thêm rau xanh để phục vụ thêm vào thực đơn cho trẻ.

“Là một cán bộ quản lý, cô Hiền luôn nhiệt tình và đi đầu trong công việc, thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động do trường phát động. Chỉ đạo giáo viên tham gia vào các hội thi và đều có giáo viên đạt giải cao. Cô luôn gương mẫu thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra, để làm gương cho các giáo viên khác. Trong quá trình hơn 20 năm công tác, cô Hiền đã đạt được nhiều thành tích cao”, cô Trinh Tuyết cho biết.

Trong quá trình công tác, cô Hiền luôn tâm huyết sáng tạo, tìm tòi những giải pháp mới để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học: thiết kế quy hoạch khu đón trả trẻ, kẻ vẽ chỉ dẫn và thực hiện có hiệu quả. Trẻ mạnh dạn tự tin khi vào trường, giảm thiểu các nguy cơ gây mất an toàn và dịch bệnh cho trẻ.

Ngoài ra, thiết kế, quy hoạch khu trải nghiệm: khu chơi cát, nước, đan, may, tạo hình; phân công giáo viên thực hiện nhiệm vụ, xây dựng nội quy, hướng dẫn trẻ vào hoạt động trong khu sáng tạo số hoạt động của trẻ trong không gian sáng tạo. Cô còn kêu gọi ủng hộ sách, truyện từ phụ huynh học sinh và cán bộ giáo viên được hơn 200 đầu sách, phân công giáo viên lập danh mục, kiểm kê, tổ chức hoạt động và hướng dẫn trẻ vào hoạt động.

Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc

Theo cô Thu Hiền, năm 2003, mẹ cô cũng mắc bệnh hiểm nghèo, cô vừa chăm con nhỏ mới hơn 1 tuổi vừa đưa mẹ đi chạy chữa ở nhiều bệnh viện lớn, nhưng cũng không qua khỏi. Thấu hiểu và đồng cảm với những gia đình có người thân mắc bệnh nan y sẽ đau đớn và kiệt quệ về tinh thần và kinh tế như thế nào nên cô tự hứa với lòng mình cần phải chia sẻ những khó khăn đó bằng mọi cách.

Đồng cảm với những mảnh đời khó khăn, kém may mắn, cô luôn hiểu thấu những thiếu thốn, cùng cực mà cái nghèo, bệnh tật mang lại. Ngay từ nhỏ cô đã có ước mơ làm những điều có ích để giúp đỡ những người nghèo, những người kém may mắn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Hằng năm, cô luôn dành một khoản thu nhập riêng để làm từ thiện, giúp đỡ hỗ trợ những trường hợp bất hạnh, hoạn nạn trong nhà trường, tại địa phương và những nơi khác.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền: Làm từ thiện để tìm thấy niềm hạnh phúc
Cháu Linh Chi - một trong những trường hợp được cô Thu Hiền giúp đỡ. Ảnh: ĐVCC

Cô Hiền chia sẻ: “Bản thân lúc đầu cũng e ngại, không biết bắt đầu từ đâu và cũng gặp không ít khó khăn. Vì làm công tác thiện nguyện cần phải biết cách làm, biết cách vận động các mạnh thường quân, biết phân phối, chia sẻ các phần quà hợp lý đến đúng người, đúng đối tượng.

Nhưng với quyết tâm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vượt qua bệnh tật, ốm đau bất thường, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, mình đã nỗ lực tuyên truyền vận động và nhận được sự đồng tình, đóng góp của các tổ chức, cá nhân”.

Theo cô Hiền, khi nghe ở đâu có người nghèo, khó khăn, người đau yếu, người già sống neo đơn cần giúp đỡ, cô đều tìm đến để nắm bắt hoàn cảnh và kêu gọi mạnh thường quân giúp đỡ… Đến việc ai gọi đi lấy quần áo cũ, sách vở, đồ dùng là cô đi ngay. “Làm từ thiện để thấy lòng mình nhẹ nhõm, để tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc khi giúp đỡ người khác”, cô Hiền chia sẻ.

Nhiều năm qua, cô cùng các thành viên Bếp ăn Thiện Tâm đã duy trì bữa ăn miễn phí cho bệnh nhi vào trưa thứ 4 hàng tuần tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Cô quyên góp sách vở, quần áo để đưa đến các địa chỉ đỏ tại các vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn cả nước. Khi được hỏi về kỷ niệm đáng nhớ trong hoạt động công tác thiện nguyện của mình, cô tâm sự về cháu Hoàng Linh Chi (sinh năm 2000) bị mắc bệnh hiểm nghèo, hiện tại đang bảo lưu kết quả là sinh viên năm 3 khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

Xúc động, cô Hiền kể: “Năm cháu Chi 8 tuổi - học lớp 3, cháu được bác sĩ chẩn đoán bị mắc bệnh hội chứng thận hư. Gia đình đã cố gắng chạy chữa cho cháu ròng rã 6 tháng trời tại bệnh viện Nhi Trung ương nhưng kết quả không hề có tiến triển do cháu bị hội chứng thận hư thể kháng thuốc. Gia đình cháu đã nghèo nay khánh kiệt theo bệnh tình của Chi”.

Theo cô Hiền, từ đó đến nay, cô vẫn luôn sát cánh bên cạnh cháu Chi. Luôn tìm kiếm, kêu gọi những nguồn tài trợ để giúp đỡ cháu chữa trị. Bản thân cô cũng trích lương của mình để tặng cháu kinh phí chạy thận. “Trong quá trình vận động giúp đỡ, điều quan trọng là mình phải kiên trì, thuyết phục bằng cái tâm và chứng minh bằng thực tế để mọi người tin tưởng, hỗ trợ. Có như vậy họ mới tiếp tục được giúp đỡ, duy trì sự sống cho cháu Chi”, cô Hiền xúc động nói.

Theo lãnh đạo Trường Mầm non Phúc Lý, cô Nguyễn Thị Thu Hiền là một cán bộ năng động, sáng tạo và tâm huyết. Không chỉ là cán bộ quản lý giỏi, cô Hiền còn là một phụ nữ với tấm lòng nhân hậu, bao dung. Cô tích cực tham gia các công tác xã hội, chương trình thiện nguyện để hướng tới cộng đồng bằng những việc làm ý nghĩa nhân văn. Đó là phẩm chất đáng quý của một người giáo viên trước khó khăn của đồng nghiệp và đồng bào.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Chị Trương Thị Ngọc Ánh - người cán bộ hết lòng phục vụ bệnh nhân Chị Trương Thị Ngọc Ánh - người cán bộ hết lòng phục vụ bệnh nhân

Chị Trương Thị Ngọc Ánh - Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội là người thầy ...

Cô Đoàn Thị Lý - một tấm lòng nhân ái của Trường Mầm non Tuổi Hoa Cô Đoàn Thị Lý - một tấm lòng nhân ái của Trường Mầm non Tuổi Hoa

Cuộc sống quanh ta có những con người rất bình dị nhưng lại khiến nhiều người phải nhớ khi nhắc đến, đó là những tấm ...

Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường

Cô Nguyễn Thị Thu Hà - nhân viên y tế Trường THCS Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) là người cống hiến thầm lặng, hết ...

Tin mới hơn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.

Tin tức khác

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Giữ nguyên mô hình 3 cấp của Ủy ban kiểm tra: Lựa chọn cần thiết trong bối cảnh mới

Trong bối cảnh tổ chức lại bộ máy công đoàn theo hướng tinh gọn, hiệu quả, việc giữ nguyên mô hình ba cấp của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn đang trở thành một đề xuất nhận được nhiều sự quan tâm. Đại diện Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Phòng nêu quan điểm tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 06b/NQ-TLĐ về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT công đoàn.
Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân ở Huế: Đồng hành và sẻ chia

Tháng Công nhân năm 2025, ngoài công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên và người lao động, các cấp công đoàn thành phố Huế sẽ tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, tạo bước đệm giúp công nhân thích ứng với xu hướng lao động hiện đại, phát huy vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế, xã hội.
Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Đêm hội văn hóa thắm tình đoàn kết của người lao động Hàng hải Việt Nam

Tối 28/3 tại Đà Nẵng đã diễn ra Liên hoan tiếng hát công nhân viên chức lao động Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) năm 2025 khu vực miền Trung. Sự kiện không chỉ là một hoạt động văn hóa nghệ thuật đặc sắc mà còn là nơi thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tự hào và khát vọng vươn xa của những người lao động mang trên mình màu áo VIMC.
Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Suy nghĩ hay, hành động đẹp – khắc họa chân dung người lao động Thủ đô thời đại mới

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội vừa phát động cuộc thi viết “Công nhân lao động Thủ đô suy nghĩ hay, hành động đẹp” – một sân chơi ý nghĩa, nhân văn và đầy cảm hứng cho hàng triệu lao động trên địa bàn Thủ đô.
Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Gương mẫu thực hiện tinh giản tổ chức bộ máy

Ngày 1/3/2025, ông Nguyễn Văn Đông - nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính thức nghỉ hưu trước tuổi theo chủ trương tinh giản bộ máy.
Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Tháng Công nhân 2025: Cụ thể hóa vai trò tiên phong của giai cấp công nhân

Đồng chí Đỗ Đức Thiệm - Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng cho rằng: Đây là lúc tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ, để giai cấp công nhân thực sự trở thành lực lượng dẫn dắt kỷ nguyên mới.
Xem thêm