Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường
Công đoàn

Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường

Nguyễn Thị Mai
Tác giả: Nguyễn Thị Mai
Cô Nguyễn Thị Thu Hà - nhân viên y tế Trường THCS Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) là người cống hiến thầm lặng, hết mình vì sức khỏe của thế hệ học sinh. Những cố gắng và sự nỗ lực của cô đã góp phần không nhỏ vào bảng thành tích của trường.
Cô Đoàn Thị Lý - một tấm lòng nhân ái của Trường Mầm non Tuổi Hoa

Trẻ em chính là tương lai của đất nước, dân tộc. Bên cạnh công tác giáo dục, việc chăm sóc bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho trẻ em cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Có một người không tham gia giảng dạy, cũng không tham gia công tác quản lý, song lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đó là nhân viên y tế nhà trường luôn hết mình với công việc. Chúng tôi muốn kể đến đó là đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà - nhân viên y tế Trường THCS Trung Hòa, hay được gọi với cái tên thân thương “Táo y tế”.

Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường
"Táo y tế" Nguyễn Thị Thu Hà chăm sóc sức khỏe học sinh. Ảnh: ĐVCC

Cô Thu Hà là tấm gương về một cán bộ công đoàn tận tâm, sáng tạo, tích cực với công việc của mình, được rất nhiều giáo viên nhân viên trong trường tin tưởng, được các cháu yêu quý. Cô Thu Hà sinh năm 1988, tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành y sỹ y học cổ truyền năm 2008, vào công tác ở Trường THCS Trung Hòa năm 2010.

Theo cô Nguyễn Thị Hạnh, với gần 14 năm trong nghề, phong cách làm việc nhanh nhẹn, chủ động trong công việc, đồng chí Hà luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Hằng năm, cô Hà đã kịp thời tham mưu với Ban Giám hiệu nhà trường thực hiện các yêu cầu vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩm, theo đúng các quy định đã ban hành của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội quy của nhà trường.

Bên cạnh đó, thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch theo lịch hoạt động của trường và theo yêu cầu của y tế địa phương. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, cô Thu Hà luôn nghiêm túc thực hiện các kế hoạch hoạt động y tế cho năm học được lãnh đạo nhà trường phê duyệt; quản lý tốt tủ thuốc và dụng cụ y tế để có thể sơ cứu và xử lý ban đầu những bệnh thông thường xảy ra trong trường.

Cô Nguyễn Thị Thu Hà cho biết: “Công việc không nặng nhọc nhưng đòi hỏi phải tỉ mỉ và tận tâm. Phải thương yêu học sinh như người thân. Định kỳ mình phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn cân đo, theo dõi sức khỏe của học sinh qua biểu đồ tăng trưởng theo đúng quy định. Liên hệ với Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh toàn trường hàng năm. Thực tế có những học sinh trong khi khám sức khoẻ định kỳ đã phát hiện ra một số bệnh mới chớm (như tim mạch, tật khúc xạ…), mình tiếp nhận và thông báo kịp thời đến gia đình”.

Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường
Khám sức khỏe cho học sinh năm học 2024-2025. Ảnh: ĐVCC

Theo cô Nguyễn Thu Thảo, mỗi sáng khi đến trường, cô Hà đi kiểm tra nguồn thực phẩm, vệ sinh khu vực bếp ăn. Cô đi khắp trường kiểm tra vệ sinh khung cảnh sư phạm, đi đến các lớp kiểm tra vệ sinh, nhắc nhở các em học sinh giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung. Công việc của cô tưởng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác. Không chỉ chăm sóc sức khỏe cho các bạn học sinh, cô còn làm rất nhiều các công việc kiêm nhiệm khác. Mỗi lần có đoàn kiểm tra y tế về trường, ban giám hiệu luôn yên tâm và niềm tin đó được đánh giá bằng chính những kết quả mà đoàn kiểm tra nhận xét, nhiều năm liên tục đạt > 95/100 điểm. Lúc nào sổ sách, hoạt động về y tế của trường cũng được đánh giá cao.

Dù là người không quyết định trực tiếp đến thành tích học tập của nhà trường nhưng cô Hà giữ một vai trò hết sức quan trọng, là người chịu trách nhiệm chính về mọi vấn đề y tế học đường của nhà trường. Giáo viên, học sinh hễ ốm mệt, bị thương nhẹ, chảy máu đến đau đầu, đau bụng… đều xuống cô y tế đầu tiên và được cô chăm sóc tận tình.

“Nhìn đồng chí Hà chăm sóc hỏi han, dỗ dành các con chẳng khác nào người mẹ. Đồng chí còn là người trực tiếp triển khai vấn đề bảo hiểm y tế đem lại quyền lợi cho các con và năm nào cũng đạt tỉ lệ 100% học sinh tham gia... Cô còn được phân công phụ trách công tác bán trú, văn phòng cho nhà trường. Cứ thế, mà công việc không khiến đồng chí mệt mỏi mà ngược lại một nụ cười luôn nở trên môi”, cô Nguyễn Thu Thảo tâm sự.

Trong năm học 2023-2024 cô Thu Hà đã tập huấn “Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại trường học” cho toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên trong trường nắm được những kiến thức để hiểu rõ hơn về cách phòng chống dịch bênh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó trong các buổi tổng vệ sinh toàn trường chào đón năm học mới, cô luôn thể hiện sự nhiệt tình, tích cực nhằm đảm bảo vệ các con học sinh trường, phòng chống dịch hiệu quả.

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cô Thu Hà luôn lan tỏa tinh thần đó đến tất cả giáo viên và nhân viên trong trường, giúp cho mọi người hiểu sự nguy hiểm của dịch bệnh sốt xuất huyết, đau mắt đỏ… và tác hại lây lan nhanh chóng của nó mà còn tuyên truyền đến tất cả phụ huynh, học sinh của nhà trường.

Những cống hiến thầm lặng của cô nhân viên y tế học đường
Tập thể cán bộ, giáo viên nhân viên Trường Trường THCS Trung Hòa. Ảnh: ĐVCC

Theo cô Hoàng Quý Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hòa, nhà trường có phòng y tế, nhân viên y tế, tủ thuốc đảm bảo đầy đủ cơ số thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu cho học sinh. Các trang thiết bị, vật dụng dành cho công tác sơ cứu, cấp cứu cũng được trang bị đầy đủ. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo về chủ động tuyên truyền và phòng, chống dịch bệnh cũng như tăng cường tập huấn về kĩ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng sơ cứu ban đầu…

“Cô Nguyễn Thị Thu Hà là người phụ trách y tế học đường. Những cố gắng và sự nỗ lực của cô Thu Hà y tế góp phần không nhỏ vào bảng thành tích của Trường THCS Trung Hòa. Cô chính là một bông hoa đẹp trong vườn hoa “Người tốt việc tốt” của Trường THCS Trung Hòa chúng tôi”, cô Hương chia sẻ.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024.

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống.

Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com

Mái ấm công đoàn là “vườn ươm” những giấc mơ để thành công Mái ấm công đoàn là “vườn ươm” những giấc mơ để thành công

Những năm khó khăn, dịch bệnh, cán bộ công nhân viên Trung tâm Thực nghiệm Khoa học Công nghệ Sản xuất – Viện Hóa học ...

Anh Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Công đoàn tích cực học tập và làm theo lời Bác Anh Nguyễn Xuân Thành - Chủ tịch Công đoàn tích cực học tập và làm theo lời Bác

Anh Nguyễn Xuân Thành - Trưởng phòng Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng (Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng ...

Chị Trương Thị Ngọc Ánh - người cán bộ hết lòng phục vụ bệnh nhân Chị Trương Thị Ngọc Ánh - người cán bộ hết lòng phục vụ bệnh nhân

Chị Trương Thị Ngọc Ánh - Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội là người thầy ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm