![]() |
Từ ngày 19/5/2021, Hàn Quốc và Việt Nam đã phối hợp đưa 373 lao động sang Hàn Quốc làm việc, đảm bảo an toàn. |
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ LĐTB&XH đã thông tin về tình hình lao động chờ xuất cảnh và triển vọng thị trường Hàn Quốc.
Theo đó, Bộ LĐTB&XH đã đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được thí điểm triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm Covid-19 cho NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS.
Bộ LĐTB&XH cho biết, tính đến tháng 9/2021, có 6.779 lao động Việt Nam được chủ sử dụng lao động lựa chọn, ký hợp đồng lao động (trong đó có 2.303 lao động đã thực hiện ký quỹ) nhưng chưa xuất cảnh.
Từ ngày 19/5/2021, Hàn Quốc và Việt Nam đã thống nhất nối lại việc tiếp nhận và phái cử lao động theo Chương trình EPS sau hơn 1 năm gián đoạn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Hai bên đã phối hợp đưa 373 lao động sang Hàn Quốc làm việc, đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên, số lượng lao động xuất cảnh vẫn còn thấp, kết quả trên một phần xuất phát từ nguyên nhân Hàn Quốc lo ngại lao động Việt Nam không có bảo hiểm Covid-19, nếu bị nhiễm bệnh sau khi nhập cảnh, NLĐ không có khả năng chi trả các chi phí y tế, điều trị (khoảng từ 2.000 USD đến 8.000 USD/người tùy mức độ nhiễm và điều trị).
Theo dự báo của Quỹ tiền tệ thế giới, tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Hàn Quốc là 4,3%, thị trường việc làm phục hồi, nhu cầu tuyển dụng lao động tăng. Đồng thời, Hàn Quốc tiếp tục đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động trong nước. Vì thế, nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn lao động nước ngoài của Hàn Quốc trong đó chủ yếu là lao động theo Chương trình EPS đang hợp tác với 16 quốc gia phái cử gia tăng.
Bộ LĐTB&XH cho rằng, Việt Nam luôn là một trong những quốc gia phái cử số lượng lớn lao động sang Hàn Quốc làm việc trong những năm qua. Việc Việt Nam chủ động xây dựng chính sách, đáp ứng yêu cầu và phù hợp với tình hình sẽ tận dụng được lợi thế, gia tăng lao động xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc trong giai đoạn tới, dự kiến có thể lên tới 5.000 – 6.000 lao động/năm.
Nếu không có giải pháp phù hợp và kịp thời, có thể phía Hàn Quốc sẽ hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam, gia tăng tiếp nhận lao động của các quốc gia khác để bù đắp sự thiếu hụt nhân lực dẫn đến việc ta đánh mất vị thế là một trong những quốc gia phái cử lao động lớn sang Hàn Quốc.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá của các Bộ, Tổng cục, Bộ LĐTB&XH trân trọng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép DN kinh doanh bảo hiểm được thí điểm triển khai gói bảo hiểm liên quan đến bảo hiểm Covid-19 cho NLĐ đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS.
Bởi đây là giải pháp chúng ta có thể chủ động triển khai ngay, kịp thời nắm bắt cơ hội gia tăng phái cử lao động sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Qua đó, giải quyết việc làm, thu nhập cho NLĐ, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế.
“Đây là giải pháp ta có thể chủ động triển khai ngay, kịp thời nắm bắt cơ hội gia tăng phái cử lao động sang làm việc tại Hàn Quốc trong năm 2021 và những năm tiếp theo, giải quyết việc làm, thu nhập cho NLĐ, phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu, vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế”, Bộ LĐTB&XH khẳng định.
Thông tin của đại diện Bộ LĐTB&XH Hàn Quốc, từ ngày 1/10/2021 công dân của 20 nước và vùng lãnh thổ (trong đó có Việt Nam) nhập cảnh Hàn Quốc, dù tiêm đủ 2 mũi thì vẫn phải tự chịu chi phí khám, chữa bệnh từ khoảng 2.000 – 8.000 USD/người
![]() Một ngày sau vụ nổ lò khí hoá tại Công ty cổ phần Gạch ốp lát BNC, dù vết thương đã tạm ổn định, song ... |
![]() Hôm nay là một ngày bình thường. Hôm nay không có data, không có lễ Tết gì. Hôm nay cũng không là ngày nghỉ cuối ... |
![]() Điều dưỡng Nguyễn Thành Trung - làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế. Sau nhiều năm phấn đấu đến ngày 11/10, anh đã chính ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
