![]() |
Gia đình anh Đức Phú ở phòng trọ rộng chưa đến 10 m2 trên đường số 9, phường Linh Xuân (TP Thủ Đức). Ảnh: Lê Tuyết |
Hiện nay, TP. HCM có khoảng 60.470 nhà trọ do người dân xây dựng cho công nhân, người lao động thuê để ở. Trong đó, chia làm 2 nhóm gồm nhóm dãy phòng cho thuê độc lập với 34.800 công trình, tổng số phòng cho thuê là 357.246 phòng, tổng số người cho thuê tối đa 943.341 người. Nhóm 2 là nhà ở riêng lẻ ngăn chia từng phòng để cho thuê có 25.670 công trình, tổng số phòng cho thuê là 202.973 phòng; tổng số người cho thuê tối đa 486.726 người.
Theo hướng dẫn 3979 của Sở Xây dựng về trình tự xây nhà trọ cho thuê, diện tích nhà trọ không nhỏ hơn 10 m2, diện tích bình quân không nhỏ hơn 5 m2 một người. Phòng ở phải có cửa sổ thông gió, tường, mái phải làm bằng vật liệu chống cháy, chống thấm...
Tuy nhiên, sau quá trình kiểm tra, rà soát các nhà trọ do cá nhân, hộ gia đình tự xây dựng để cho công nhân, người lao động thuê trọ, Sở Xây dựng TP. HCM đánh giá, nhiều nhà trọ, phòng trọ chưa đáp ứng các tiêu chí về vệ sinh, diện tích và an toàn về phòng cháy chữa cháy. Nhiều khu trọ có khu vệ sinh chung nhưng không bố trí riêng nam và nữ hoặc nhà vệ sinh không có tường ngăn cách với chỗ ngủ.
Từ thực tế trên, Sở Xây dựng TP. HCM đề xuất các chính sách hỗ trợ và quản lý như tuyên truyền vận động, yêu cầu chủ nhà trọ phải có cam kết cụ thể việc thực hiện đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, hướng dẫn chủ nhà trọ phải thực hiện kê khai, cập nhật đầy đủ và kịp thời số người sử dụng trong khu nhà trọ, phòng trọ…
Sở Xây dựng TP. HCM cũng đề xuất chính quyền địa phương giám sát nghiêm việc đầu tư xây dựng các khu nhà trọ, không để xây dựng sai phép, sử dụng sai công năng và sai công suất cho thuê. Yêu cầu chủ nhà trọ phải thực hiện đăng ký kinh doanh để đảm bảo công tác quản lý, giám sát của chính quyền địa phương. Song song, kiểm tra thường xuyên các khu nhà trọ và việc cho thuê để phát hiện các nội dung không đảm bảo; xem xét, kiến nghị không tổ chức kinh doanh cho thuê đối với những khu nhà trọ không đủ chuẩn và không thực hiện nâng cấp, cải tạo sửa chữa theo yêu cầu. Tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú cho người thuê trọ.
Với chính sách hỗ trợ, Sở Xây dựng đề xuất giảm chi phí điện, nước hoặc chính sách về cách tính giá bán điện, nước sinh hoạt theo một mức giá trực tiếp đối với người thuê nhà trọ. Đồng thời, TP ban hành gói hỗ trợ lãi suất (khoảng 100 tỷ đồng) đối với chủ nhà trọ khi vay vốn ngân hàng để sử dụng vào mục đích nâng cấp, sửa chữa cải tạo nhà trọ đảm bảo tiêu chí, thời gian áp dụng khoảng 3 năm. Cùng với đó, miễn, giảm thuế kinh doanh có thời hạn đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nhà trọ.
Theo Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi, TP. HCM còn nhiều khu nhà trọ của người lao động diện tích chật hẹp. Trước đây, khi chưa có dịch người lao động sáng đi làm, tối về, nên nơi ở chủ yếu để ngủ. Một lượng lớn người lao động đến đây góp phần xây dựng, phát triển thành phố, nhưng việc chăm lo cho họ chưa có sự đầu tư đúng mức. Thời gian tới thành phố sẽ thực hiện tốt hơn.
![]() Những ngày này, thị trường lao động tại TP.HCM đang khá sôi động vì nhu cầu tìm việc làm và tìm người lao động trong ... |
![]() Nhóm có thâm niên 1 năm và 2 năm là nhóm sẽ nghỉ việc nhiều nhất nếu không có lương thưởng hoặc có nhưng thấp ... |
![]() LĐLĐ TP HCM đã tổ chức tổng kết hoạt động Công đoàn Khối các trường đại học, cao đẳng năm học 2020-2021. Ngoài việc làm ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
