![]() |
Đưa trẻ đến trường vào ngày 6/4/2022. Ảnh: Giang Huy (VnExpress) |
Chung niềm vui cùng các bậc phụ huynh và các cháu học sinh trước sự kiện này, lòng hằng mong mỗi ngày đến trường của các cháu được là một ngày vui, tôi bỗng dưng lại muốn viết đôi dòng về bệnh thành tích trong giáo dục, không phải ở trong nhà trường, mà ở chính ngay trong từng gia đình, trong xã hội.
Có vài hiện tượng của bệnh thành tích ấy, chúng phổ biến và tồn tại lâu đến mức hầu như chúng ta quên hẳn sự vô lý và tai hại, thậm chí còn háo hức a dua và ủng hộ. Dưới đây là một vài ví dụ nhỏ.
Trước hết là một hiện tượng rất phổ biến trên mạng xã hội từ rất lâu nay. Cứ vào dịp kết thúc năm học, các bà, các mẹ, các bậc phụ huynh cứ đua nhau khoe giấy khen, khoe bảng điểm với kết quả học tập xuất sắc của con em nhà mình lên facebook cá nhân.
Đành rằng đó là một niềm vui rất chính đáng, đành rằng facebook cá nhân thì được quyền bày tỏ niềm vui, nỗi buồn cá nhân. Nhưng chúng ta đừng quên rằng, niềm vui của nhà mình rất có thể là nguồn cơn của nỗi buồn nhà khác. Nhìn những tấm giấy khen đó, những bảng kết quả học tập đó, các bậc phụ huynh có con em không có được kết quả học tập tương tự nhất định không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực.
Nhẹ thì là buồn bã, bi quan, nặng thì bực tức, nóng giận, nhưng cuối cùng là sẽ dẫn đến sự lôi con em mình ra để mà so sánh, để mà chì chiết, bắt noi gương con nhà này, cháu nhà kia. Và thế là một thứ áp lực ghê gớm đã xuất hiện trong những gia đình đó, đè nặng lên đôi vai bé nhỏ, nhức nhối trong trái tim non nớt của những đứa trẻ bởi sự ganh đua của người lớn.
Còn một ví dụ nữa mà chúng ta ai cũng ít nhất một lần trải qua, có thể là “bị” mà có thể là “được” trải qua. Đó là việc cứ mỗi dịp Tết Trung thu, mỗi dịp kết thúc năm học, hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị đều tổ chức việc kê khai thành tích học tập của con em cán bộ, công nhân, viên chức (CBCNV) trong cơ quan, xong rồi rầm rộ tặng quà, giấy khen cho con CBCNV đạt thành tích này nọ.
Rồi nhân dịp ấy, phụ huynh đến cơ quan là xúm lại "tám chuyện". Người hớn hở khoe con mình được thưởng quà, người ngậm ngùi thấy con mình chẳng có quà. Thế là người vui, kẻ buồn. Thế là so bì tỵ nạnh. Thế là người lớn bực bội, rồi nỗi bực ấy sau giờ tan làm lại giáng lên đầu những đứa trẻ không được cơ quan bố mẹ chúng khen ngợi, tặng quà.
Tôi nêu ra hai ví dụ trên, để muốn nói rằng, nhiều lúc người lớn chúng ta, do vô tâm, vô tình (trong trường hợp ví dụ 1) hoặc do quá nhiệt tình (trong ví dụ 2) đều đã tạo ra những áp lực ghê gớm không chỉ với trẻ em, mà cả với các vị phụ huynh, trước kết quả học tập tốt hay kém của con em họ.
Đã đến lúc nên dừng lại mỗi khi định lên facebook khoe thành tích học tập của con em mình. Đã đến lúc chấm dứt hẳn câu chuyện các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức bình chọn và tặng quà cho con em CBCNV có thành tích học tập tốt.
Ngay cả trong nhà trường, ngành Giáo dục cũng đã và đang tiến tới việc không công khai bảng điểm và xếp hạng hạnh kiểm của học trò, vậy hà cớ gì các bậc phụ huynh, các lãnh đạo cơ quan, xí nghiệp, không học tập ngay điều đó để giảm bớt áp lực lên con em mình và mọi nhà, để không âm thầm tạo nên những áp lực nặng nề cho con trẻ, để góp phần không tái diễn những chuyện đau buồn của tuổi học trò như những ngày gần đây chúng ta vừa phải chứng kiến trong đau xót tột cùng?
Làm được và làm ngay những điều tưởng như nhỏ bé ấy, người lớn chúng ta mới thực sự khiến cho con em mình thấy, mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Niềm hạnh phúc nào của các bậc phụ huynh có thể sánh bằng niềm hạnh phúc khi chứng kiến con em mình vui tinh thần, khoẻ thể chất, học tập tốt và đàng hoàng, đĩnh đạc, tự tin làm người!
Nếu bạn đồng tình với phân tích và nhìn nhận trong bài viết thì có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. Để đăng ký và sử dụng Ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".
|
Sáng nay (14/2), sau 9 tháng ròng ở nhà hay học tại gia vì Covid ngăn cản, hơn 1 triệu học sinh từ mầm non ... |
Vừa qua, nhiều địa phương đã cho học sinh trở lại trường học sau thời gian dài phải dạy - học online do dịch bệnh. ... |
Hôm qua, thông tin trẻ từ lớp 1 tới lớp 6 ở Hà Nội được đến trường học trực tiếp khiến nhiều phụ huynh vỡ ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
