Cụ thể, báo chí đã ghi lại được hàng loạt hình ảnh phản cảm của hàng chục người, tay lăm lăm cầm chiếc điện thoại thông minh, đứng lên mộ phần của những người trong nghĩa trang để quay cảnh hạ huyệt. Họ cố chiếm cho được những vị trí “đẹp” nhất để ghi cho được khoảnh khắc nghệ sĩ về với đất mẹ.
Trước đó, hình ảnh người hâm mộ đã hò reo khi nghệ sĩ nổi tiếng tới hay nhào ra chụp ảnh selfie trong lễ tang cũng được ống kính phóng viên ghi lại. Một đám tang lớn của cây đại thụ trong lĩnh vực cải lương với sự xuất hiện của các nghệ sĩ tên tuổi cùng đông đảo người hâm mộ chân thành tới tiễn biệt nghệ sĩ đã bị một bộ phận “người sáng tạo nội dung số” này quấy nhiễu.
Người ta vẫn nói, thi thoảng hãy dự một đám tang và tham gia đầy đủ cả quá trình tang lễ trong im lặng mà không vội vàng, bạn sẽ nhận thấy được giá trị tuyệt vời của cuộc sống. Lễ tang là thời điểm bạn bè, người thân chấp nhận sự thật phũ phàng rằng không ai trong chúng ta sống mãi, và tang lễ là thời điểm nói lời chia tay người đã khuất. Đó cũng là lúc ghi nhận những di sản, những điều tử tế mà người đã khuất để lại cho cuộc đời này.
Tang lễ cũng để bạn bè, thân bằng, cố hữu san sẻ nỗi đau với gia quyến. Những sự hiện diện, những lời an ủi, động viên để họ thấy rằng họ không một mình, họ không đơn độc trong nỗi đau mất mát người thân vô cùng lớn lao.
Và hơn cả, đám tang là lúc con người lắng lại, để thấy ý nghĩa của cuộc sống. Cuộc sống vốn vô thường, không ai biết trước điều gì, không điều gì chắc chắn. Chỉ có chết là chắc! Ai trong chúng ta rồi cũng phải chết, phải chia xa cuộc đời này. Việc của chúng ta là sống sao để không ân hận tiếc nuối, sống sao để trải nghiệm những điều tuyệt diệu trong thế giới nhiệm màu của người sống này.
![]() |
Tại đám tang nghệ sĩ Vũ Linh, khán giả đã giẫm đạp mộ phần những người đã khuất. (Ảnh: Internet) |
Quay lại câu chuyện đám tang của nghệ sĩ Vũ Linh, rất nhiều ý nghĩa nhân văn, hình ảnh đẹp của lễ tang đã bị những con người cầm chiếc smartphone phá hỏng. Họ có thể là những người kiếm tiền từ nội dung số, họ cũng có thể chỉ vô thức cầm chiếc điện thoại livestream như một thói quen vô thức.
Nhưng dù động cơ là gì, họ cũng đã bị mạng xã hội với những con số “mắt xem” làm cho mất hoàn toàn kiểm soát về các giá trị đạo đức cơ bản. Trong nghĩa trang hôm đó, họ thực sự là những xác sống, những con Zombie không não bị mất tự chủ hoàn toàn bởi “số má” trên mạng xã hội.
Họ rất đáng trách, đáng phạt mà cũng đáng thương vô cùng. Bởi họ không phải là nhóm người duy nhất trong xã hội đã, đang và ngày càng sa vào mê lộ của lượt xem trên mạng. Họ chỉ là ung nhọt biểu hiện của một dạng bệnh lý đang ngày một ngấm sâu vào cộng đồng: “Bệnh nghiện mạng xã hội”; “bệnh hám fame”; “bệnh câu view bất chấp luân thường đạo lý”...
Rồi đây, những streamer trong lễ tang hôm ấy có thể nhận một vài án phạt, hoặc không. Họ cũng nhận hàng loạt lời chỉ trích từ báo chí cũng như mạng xã hội (như bài báo này). Song, những “bệnh lý ăn não” con người, biến chúng ta thành những con Zombie thì vẫn còn nguyên đó.
Nó là cuộc đấu tranh của toàn xã hội cũng như của trong bản thân mỗi người. Mạng xã hội là nơi có đủ thông tin, quan điểm, hình ảnh và cả công việc. Chúng ta phải thừa nhận, gần như không thể bỏ mạng xã hội. Nhưng điều tiết sao để nó là công cụ cho chúng ta hay chúng ta là công cụ cho cỗ máy khổng lồ mang tên Facebook, TikTok, YouTube… là nhận thức, sự hàm dưỡng và định lực tự thân mỗi người.
Có nhiều việc phải làm, phải đấu tranh trong bản thân từng giờ, từng phút. Đơn giản như khi đọc xong bài viết này, vào một ngày cuối tuần không quá bận việc, bạn có thể đóng máy lại hoặc để chiếc smartphone xuống mà quan sát cuộc sống thật, những gì đang diễn ra quanh mình, người thân mình.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.
"Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng. |
|
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
