![]() |
Clip người đàn ông Thái Nguyên đánh người đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Ảnh: MXH |
Clip người đàn ông Thái Nguyên đánh người đang gây phẫn nộ trong dư luận và lan truyền với tốc độ chóng mặt. Người ta dễ dàng thấy hình cắt từ clip với những dấu khoanh tròn đỏ thật to vào các đối tượng được coi là chủ thể: người đánh và người bị đánh, bị ném xúc xích.
Song, còn một nhân vật nữa xuất hiện gần như trong toàn bộ clip mà không mấy người để ý: đứa bé- được cho là con của người đánh.
Clip bắt đầu bằng cảnh em vào quầy cầm một gói đồ ăn vặt. Em băn khoăn rồi chạy ra ngoài hỏi bố. Bố em bảo em gì đó rồi chỉ tay hướng vào trong quầy. Em vào trong quầy lựa chọn rồi lấy ra một gói xúc xích ăn liền.
Đoạn lấn cấn nhất của vụ việc mà nếu xem kỹ lại, ai trong chúng ta cũng sẽ cảm thấy gợn gợn trong lòng. Em bé kia cầm gói xúc xích đứng sững trước quầy thanh toán, mắt hướng về phía bố rồi nhìn ra cô chú thu ngân.
Em vẫy vẫy gói xúc xích hướng về phía bố như cầu viện. Bố em hất tay quyết liệt ra điều cứ mang ra. Cô chú thu ngân cũng nhìn em vẫy tay để quét đồ, thanh toán. Rất nhiều cái vẫy tay với nhiều tín hiệu đối lập nhau làm em bé hoang mang. Rồi em bé cứ đứng lặng đó, với những giằng co của người lớn mà em không thể hiểu.
Câu chuyện chỉ kết thúc khi bố em xông vào, giằng gói xúc xích từ tay em rồi thản nhiên đi ra. Em bẽn lẽn đi theo bố, thật chậm như dò ý cô chú thu ngân có còn gọi mình lại không. Rồi bất ngờ bố em bóc gói xúc xích ném thẳng vào người thu ngân. Em quay sang thảng thốt rồi lẳng lặng bỏ đi khỏi khuôn hình trước khi bố em tát vào mặt chú thu ngân.
Đó là thước phim tua chậm riêng về đứa bé trong câu chuyện đang tranh cãi. Em không phải phần khoanh tròn đỏ trong các khuôn hình cắt ra từ clip. Em cũng không phải người đang trong tâm bão ngoài kia. Nhưng em là một trong những người chịu tổn thương từ câu chuyện.
Em nhìn thấy bố em bặm trợn ném miếng xúc xích vào người thu ngân. Em bị mắc kẹt trong việc cầm gói đồ ăn ra ngoài mà không trả tiền theo cái vẫy tay của bố em. Em bị hỗn loạn các giá trị mà đến bây giờ, chắc chắn em vẫn chưa thể hiểu hết tại sao mọi chuyện lại diễn ra quái đản như vậy?
Việc người đàn ông tát người là sai. Anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Nhưng em bé con anh, em có tội tình gì? Tại sao em lại phải trở thành một phần trong câu chuyện đó? Vì đâu em lại phải chứng kiến hành vi bạo ngược của bố mình?
Không ai có thể trả lời câu hỏi này ngoài thói tật ơ hờ với cảm xúc của con trẻ của bậc phụ huynh.
Cách đây nhiều thập kỷ, tại Hội nghị Giáo dục truyền thông năm 1982 do Liên hiệp quốc tổ chức, UNESCO đã bày tỏ quan ngại về thế giới truyền thông đại chúng trong Tuyên bố chung của hội nghị: “Nhà trường và gia đình chia sẻ trách nhiệm chuẩn bị cho những người trẻ tuổi sống trong một thế giới của những hình ảnh, ngôn từ, âm thanh với sức tác động mạnh mẽ. Cả trẻ em và người lớn cần được giáo dục về cả ba hệ thống mang tính biểu tượng này.”
Ấy là những quan ngại về sự tiếp nhận truyền thông của trẻ và cả sự chuẩn bị của phụ huynh. Còn trong trường hợp này, em bé đã trực tiếp đón nhận “hình ảnh, ngôn từ, âm thanh” từ bố mình, tại thời gian thực, với tất cả sự hỗn loạn trong tâm trí.
Những hình ảnh, âm thanh, ngôn từ và cả cảm xúc hoang mang khi đứng lặng trước quầy thu ngân ấy của em bé sẽ mãi ghim vào tâm trí của em. Một phức cảm buồn tủi mà tôi tin, nếu người cha kia đủ thấu hiểu con mình, thì dù có muốn xưng hùng xưng bá ở đâu, anh ta sẽ không làm những việc đó trước mặt trẻ.
Và nữa, em còn bị cổ súy làm những việc không đúng khuôn phép tối thiểu của xã hội là trả tiền khi mua đồ. Dù có lấn cấn, nhưng em đã thấy bố mình giật gói đồ đi ra mặc kệ sự hốt hoảng của những người thu ngân. Mặc kệ nốt sự hiện diện của em đang đứng như sững nhìn ông ta.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng giảng rất hay về luật nhân quả. Đại thể rằng đó không hẳn là chuyện của kiếp này hay kiếp sau. Mà mọi việc làm, thói quen của chúng ta hôm nay đều sẽ ra kết quả ngày mai, hoặc thế hệ sau của chúng ta.
Bởi đơn giản, bố mẹ, ông bà là tấm gương của con cái. Mọi hành động của chúng ta đều lưu dấu lại trong tâm khảm của đứa trẻ. Nên hành động của người đàn ông đánh người hôm nay không phải đơn giản là chỉ nhận hậu quả bằng những án kỷ luật nghiêm minh.
Mà thói tật của anh ta sẽ làm tổn thương cho chính đứa con mà anh ta thương yêu nhất. Hệ quả này là điều cả xã hội đều lo sợ.
![]() Bắc Bộ sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường, trời chuyển rét; trong khi khu vực Trung Bộ vẫn có mưa lớn trong ngày ... |
![]() “Đường lưỡi bò” trong phim, trên ô tô, vào giáo trình đại học và lên cả tờ rơi giới thiệu tour cho khách trong nước. ... |
![]() Danh sách 39 người chết trong container ở Anh có 2 dòng ám ảnh. Đó là hai cái tên chỉ mới 15 tuổi. ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
