Chính nơi làm ra dự thảo này cũng tỏ ra không ít băn khoăn. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá đây là nghị định rất khó, "khó nhất trong các loại nghị định" mang tính chính trị rất cao, thể chế hóa không dễ. Nhưng lại là một nghị định cần thiết vô cùng. Bởi thúc ép về thực tế, đặc biệt trong bối cảnh đang tích cực đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, một bộ phận cán bộ có tư tưởng chần chừ, giữ an toàn, sợ sai.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời trước Quốc hội (kỳ họp thứ 4 -tháng 11/2022) việc xây dựng Nghị định về khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, cụ thể hóa Kết luận số 14 của Bộ Chính trị. Ảnh QH |
Ranh giới giữa sáng tạo, đổi mới và vượt rào, quá đà lấn sang vi phạm luật phát rất mong manh và hàng loạt vụ án vừa qua đã minh chứng cho điều đó. Những ì ạch trong lĩnh vực y tế và chậm trễ ở việc xét duyệt nhiều dự án có phần không nhỏ của chuyện sợ sai, sợ trách nhiệm và chưa có cơ sở pháp lý để bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm. Tại một Hội thảo mới đây, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh - Nguyễn Trọng Tân dẫn thực tế tại địa phương có việc sở vướng mắc, huyện vướng mắc xin ý kiến UBND tỉnh thì cho một câu "đồng ý với chủ trương". Song đến lúc sai lại truy người đề xuất!
Luật pháp đề ra để ngăn cán bộ lạm quyền và kiếm lợi cho nhóm của mình hoàn toàn cần thiết và xử lý vi phạm cũng nên ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng với những người không vụ lợi, vì cái chung thì cũng cần có những “lá chắn” cần thiết để họ yên tâm cống hiến. Nếu cứ đánh đồng và cứ sai bất luận nguyên nhân, động cơ là phạt nặng thì đại đa số cả cán bộ lẫn người lao động sẽ chỉ giữ cho an toàn cái ghế của mình mặc cho thiệt hại chung.
Chẳng có quy định hay luật lệ nào, nhất là những thứ mới và đang dò dẫm như dự thảo trên lại hoàn thiện ngay và không cần thực tế kiểm nghiệm, bổ sung. Có lẽ ý kiến của người đứng đầu cơ quan soạn thảo đáng để suy ngẫm: "Không cầu toàn và cố gắng đến mức cao nhất hoàn thiện nghị định để đưa vào thực tiễn, kiểm nghiệm và nếu cần điều chỉnh, bổ sung thì sẽ thực hiện để hoàn thiện hơn”. Bà Trà cũng đồng tình với việc cần quy định đảm bảo cho tất cả các cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống đều là đối tượng được khuyến khích, bảo vệ và sẽ nghiên cứu trình xin ý kiến Chính phủ.
Cán bộ và người lao động sẽ dám nghĩ, dám làm với động cơ trong sáng và ít ngại phạm luật nếu có cơ sở “chịu trách nhiệm” khi nghị định như trên ra đời. Không chỉ bảo vệ họ, minh bạch rõ ràng hơn cho luật pháp nước nhà mà còn khuyến khích những sáng tạo, đột phá làm lợi cho quốc gia, giúp ích cho nước nhà và bớt mất oan những người giỏi. ĐBQH Phạm Văn Hòa cho hay “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hay Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi còn làm Thường trực Ban Bí thư cũng đã nhiều lần nêu phải sớm có cơ chế để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Do đó việc ban hành sớm nghị định bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm là rất cấp thiết”.
Sẽ còn những sửa chữa, thay đổi và cả quãng đường dài để phù hợp với thực tế, không xung đột với pháp luật hiện hành nhưng tình hình nước nhà, môi trường làm việc rất cần những nghị định như thế. Bảo vệ được người làm đúng không chỉ cổ vũ và khuyến khích họ mà còn đem lại những kết quả tốt đẹp hơn cả về thể chế lẫn đội ngũ cán bộ, người lao động sau này.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
