![]() |
Ngày hội Việc làm góp phần kết nối NLĐ với doanh nghiệp. Ảnh: XH |
Ngày hội Việc làm nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho NLĐ, đặc biệt là lao động thuộc hộ nghèo, vùng di dời, giải tỏa, mất đất sản xuất được tiếp cận thông tin, được hỗ trợ tư vấn giáo dục nghề nghiệp, vay vốn làm ăn và tạo việc làm nhằm ổn định cuộc sống.
Ngày hội cũng là dịp để học sinh, NLĐ tiếp cận với thông tin tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, thông tin tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng lao động,... nhằm định hướng chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân và tìm kiếm việc làm phù hợp.
![]() |
Tham gia Ngày hội Việc làm có 131 doanh nghiệp, cần tuyển dụng hơn 8.000 vị trí việc làm. Ảnh: XH |
Tham gia Ngày hội Việc làm có 131 doanh nghiệp tuyển dụng với nhiều hình thức, như đăng ký nộp hồ sơ, phỏng vấn trực tiếp, đăng ký thông qua Trung tâm Dịch vụ việc làm và 10 trường, cơ sở tham gia tư vấn giáo dục nghề nghiệp.
Tổng số lượng cần tuyển của các doanh nghiệp tại phiên giao dịch Ngày hội Việc làm là hơn 8.000 vị trí, trong đó đại học và cao đẳng 1.666 vị trí, còn lại là trung cấp, sơ cấp, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.
![]() |
NLĐ đến tìm việc tại Ngày hội Việc làm. Ảnh: XH |
Có mặt từ rất sớm, chị Đào Thị Hà (32 tuổi, phường Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ) cho biết, chị đã liệt kê được một số việc làm phù hợp với bản thân và mong muốn sẽ sớm được doanh nghiệp phỏng vấn.
“Trước đây, tôi làm việc tại Khu công nghiệp Hòa Cầm. Do dịch bệnh Covid-19, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự nên tôi phải nghỉ việc hơn năm nay. Thông qua Ngày hội Việc làm, tôi mong sẽ tìm được công việc phù hợp, có thể gắn bó lâu dài để có thu nhập, ổn định cuộc sống”, chị Hà chia sẻ.
Ông Nguyễn Hồng Minh - Trưởng Phòng Tổ chức hành chính, Công ty CP 28 Đà Nẵng cho biết, đợt này Công ty có nhu cầu tuyển dụng 50 lao động nhưng ông chỉ hy vọng có thể tuyển được từ 5 đến 10 lao động.
Theo ông Minh, sau dịch Covid-19, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. Công ty mong muốn tuyển dụng được lao động có tay nghề, tuy nhiên điều này khó nên chủ trương vẫn là tuyển vào rồi tiếp tục đào tạo.
"Hiện thu nhập chung của công nhân may ở Đà Nẵng không cao, trong khi các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Vì thế, nhiều NLĐ đã chuyển dịch về quê để làm việc", ông Minh cho hay.
Ông Nguyễn Thành Nam - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Đà Nẵng cho biết: “Ngày hội Việc làm trên địa bàn quận Cẩm Lệ sẽ tạo điều kiện kết nối cung/cầu lao động giữa các doanh nghiệp và NLĐ, tạo cơ hội cho NLĐ trở lại làm việc sau những tác động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và NLĐ khu vực di dời, giải tỏa thu hồi đất sản xuất trên địa bàn TP”.
![]() Đối thoại tại nơi làm việc là quy định của pháp luật là giúp doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) có mối quan hệ ... |
![]() Nhân dịp Tháng Công nhân năm 2022, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bắc Ninh trao 1.003 suất quà cho đoàn viên, công nhân, viên ... |
![]() Chiều 29/4, Bến xe Trung tâm Đà Nẵng “chật như nêm cối” bởi dòng người đỗ về quê. Với nhiều người lao động, đây còn ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
