![]() |
Dịch Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Ảnh: P.V |
Bất chấp yêu cầu cách ly tại gia vẫn có người tự ý ra ngoài tiếp xúc dù nguy cơ lây lan quá lớn. Bỏ qua những khuyến cáo cùng vận động chia sẻ, nhiều người đang cách ly và thân nhân vẫn xem đây như cuộc dạo chơi gây khó khăn cho lực lượng phục vụ. Không ít người vẫn phớt lờ các biện pháp phòng chống dịch...
Cho đến lúc này, bệnh nhân 34 vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ngay ngày hôm nay, không ít người vẫn đang hoang mang khi đọc danh sách bệnh nhân 91 từng tiếp xúc hay ghé thăm. Còn từ tối qua, không biết bao vị đã hốt hoảng khi thấy lịch trình của bệnh nhân 100. Những bệnh nhân ấy đã ít nhiều biết nguy cơ mình mang đến, thậm chí đã bị cách ly tại gia nhưng cố tình bỏ qua tất cả.
Không ai mong muốn mình nhiễm, cũng chẳng ai thích gieo rắc điều đó cho người khác. Nhưng những “vô ý” tai hại và vô thức của họ đang mang lại bội phần khó khăn cho trận chiến Covid 19 quá ư cực khổ này.
Cách hành xử như thế đã và đang là một nguyên nhân lớn khiến hàng chục người mắc bệnh, hàng ngàn người bị cách ly và biết bao lực lượng khốn đốn theo. Lối suy nghĩ ấy cũng góp phần không nhỏ để dịch bệnh hoành hành khắp thế giới.
Nhà nước đã kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng dịch, Thủ tướng đã gửi tin nhắn đến từng người và cộng đồng đã mong mỏi “một người vì mọi người”. Nhưng từng đó dường như vẫn chưa đủ để một số ít nhưng lại có nhiều nguy cơ tác động xấu đến số đông nhìn ra những điều mà họ phải thấy. Có lẽ những biện pháp cứng rắn và “bàn tay sắt” phải áp dụng ngay trong tình hình này.
Không phải tự nhiên mà hàng loạt nước áp dụng “Luật thời chiến” khi ca bệnh tăng vọt do dân chúng vẫn quá chủ quan và khinh suất. Chẳng hề vô cớ mà Chính phủ nhiều quốc gia cấm tụ tập đông người, phong tỏa cả thành phố, đóng cửa nhiều dịch vụ... Họ làm như thế khi kêu gọi và khuyến cáo không được tuân thủ, kẻ vi phạm vẫn đem nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Đã đến lúc cứng rắn và mạnh mẽ hơn nữa khi mà 116 ca bệnh (đến sáng 23/2, 18 ca xuất viện) đã có ở Việt Nam. Cần xử phạt nặng cùng những chế tài đủ mạnh lúc một số bệnh nhân thiếu ý thức gây lây lan cho người khác. Nhân đạo luôn cần thiết, nhân văn cũng cần có nhưng thời gian qua đã đủ để số đông thấy đâu là giới hạn không nên vượt qua vì sức khỏe và an toàn của gần 100 triệu đồng bào.
Phạt nặng, nghiêm khắc và kiểm soát chặt chẽ trong diễn biến phức tạp và hậu quả khó lường của dịch bệnh mới chính là nhân đạo, sự nhân đạo cần thiết cho hàng chục triệu dân và tương lai đất nước.
Luật lệ đã có, biện pháp đã làm và giờ đây chỉ còn thực thi nghiêm chỉnh. Làm được điều đó, khi mà người dân nào cũng thấy sự an toàn của mình được bảo vệ thì chắc chắn ủng hộ sẽ chỉ ngày càng nhiều thêm.
![]() Dư luận xã hội đang lan tỏa câu chuyện của anh V.Q.C 27 tuổi thường trú tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm (Hà ... |
![]() Tính đến 7h ngày 23/3, Covid-19 đã xuất hiện ở 192 quốc gia và vùng lãnh thổ, trên 335.000 ca nhiễm bệnh với hơn 14.000 ... |
![]() Sau khi nghỉ làm, hầu hết người lao động đều muốn lĩnh ngay tiền bảo hiểm xã hội một lần, song pháp luật chi cho ... |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Tin tức khác

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
