
Mọi chuyện bắt đầu khi một chủ vườn hoa ở Mê Linh năm qua đã thắng lớn khi bán hàng dựa trên nền tảng mạng xã hội. Hình ảnh những vườn hồng đẹp đẽ cùng với những thông tin chia sẻ về cách trồng hoa, chăm hoa khiến anh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội. Từ đó, những khóm hoa hồng “giá gốc” đã được bán tới mọi miền Tổ quốc. Anh là một hình mẫu đẹp của người nông dân trong kỷ nguyên số khi đã biết nương theo nền tảng mà làm giàu từ hình ảnh quê hương, tạo cảm xúc cho người xem rồi bán hàng.
Tuy nhiên, mọi chuyện không đơn giản vậy. Gần đây, anh đã đăng đàn than thở về các hộ kinh doanh khác cũng như những người ảnh hưởng khác ở Mê Linh đang “phá giá” trước vụ hoa Tết. Những khóm hoa mà theo anh, chỉ tính riêng công, giống, phân bón, thuốc… đã cao hơn giá bán 15 ngàn đồng của các kênh khác. Và anh đã nhân danh cả vùng hoa Mê Linh lên tiếng về sự giảm sốc của những đồng hương mình đang tạo ra các nguy cơ mất Tết của người nông dân.
Ở chiều ngược lại, những hộ kinh doanh hay những người hỗ trợ bán hàng ở các hộ kinh doanh khác đang bán với giá “chấp nhận lỗ” cũng lên tiếng phân trần, rằng họ hướng tới người tiêu dùng và người tiêu dùng sẽ là bên quyết định mua hàng dựa trên quyền lợi về giá chứ không liên quan gì tới người nông dân. Rằng hoa hồng vốn không có giá sàn để bảo họ phá giá. Và rằng, họ sẵn sàng bán lỗ vì vô vàn lý do, hoàn cảnh, họ không có trách nhiệm phải theo mức giá của những người bán hàng khác.
Đi kèm với những clip “đấu khẩu” về vấn đề đạo đức, những cơ sở kinh doanh khóm hồng 15 ngàn đã kỳ công phỏng vấn rất nhiều chủ vườn hoa. Theo đó, những chủ vườn hoa vẫn cám ơn những clip về hoa hồng 15 ngàn đồng và họ vẫn có lãi vì “năm nay buôn bán khó quá”. Họ cũng không quên nhắn gửi người xem rằng thương yêu người nông dân thì cứ mua hàng, đừng bận tâm một vài người càm ràm về mức giá quá thấp…
Thực tế, chiêu phá giá “sập sàn” để cạnh tranh độ tương tác, cạnh tranh lượng người mua từ đó lấy dữ liệu, hưởng lợi từ thuật toán mạng xã hội là cách làm khá phổ biến khi kinh doanh online. Theo đó, để đạt được một lượng mua hàng cùng sự quan tâm nhất định, những chủ kênh sẵn sàng bán giá hòa vốn, thậm chí lỗ để đạt được sự phổ cập trên các nền tảng. Chi phí này họ tính vào chi phí marketing. Sau đó, khi đã đạt độ phủ rồi họ mới tính bài toán khác về giá để thu lãi.
Trong câu chuyện của những người trồng hoa ở Mê Linh, tất cả thông tin từ hai phía đều rất mâu thuẫn. Không ai có thể khẳng định vựa hoa của Hà Nội đang bị ảnh hưởng thế nào từ những “cuộc chiến” vô tiền khoáng hậu này. Các vấn đề đạo đức đặt ra cũng vô cùng mong manh bởi mục tiêu bán hàng, lợi nhuận của các nhóm nông dân khác nhau, với mức đầu tư khác nhau, công nghệ khác nhau tất nhiên sẽ khác nhau.
Và giờ đây, người nông dân không còn chỉ chăm chú về cây về giống và về giá bán với thương lái. Họ còn phải đối mặt với những bài toán phức tạp hơn về nội dung, về chi phí marketing, và cả về thuật toán các nền tảng.
Những điều mới mẻ này có giá trị gì không? Tôi cho là vô cùng giá trị. Bởi giờ đây, những người nông dân với các cách truyền tải khác nhau, đã có thể bán hàng bằng giá mình tự quyết thay vì thương lái. Họ hoàn toàn có thể bán khóm hồng 15 ngàn đồng để thu lợi ít ngắn hạn và thu lợi nhiều dài hạn. Và, họ vẫn có thể bán những khóm hoa hồng gấp đôi giá trên nếu họ thực sự chăm chút về chất lượng cây trồng để bán một thứ sản phẩm hạng sang hơn.
Và với điều này, “drama” hoa hồng không phải là điều gì quá đau lòng hay gây bức xúc. Nó chỉ đơn giản là một cuộc chơi mới, sòng phẳng và tự quyết cho người nông dân. Ở đó, người trồng hoa và cả người tiêu dùng đều có lợi.
Đó là một “cuộc chiến” mà các bên cùng thắng nếu biết tư duy cởi mở về thị trường.
MỸ ANH
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. “Buy me a coffee”
Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu

Lùm xùm ViruSs và dopamine hóng hớt
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Động đất thì phải làm gì?

Tờ vé số 2 tỷ không “nguyên hình, nguyên khổ”
