Người lao động

Công ty Cao su Kon Tum: Đẩy mạnh phong trào 'Giỏi việc nước, đảm việc nhà'

Lê Văn Hào
Tác giả: Lê Văn Hào
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác lao động nữ và phong trào nữ CBCNVLĐ, trong những năm qua CĐ Cao su Việt Nam đã có những hoạt động thiết thực. 
cong ty cao su kon tum day manh phong trao gioi viec nuoc dam viec nha
(Ảnh LĐLĐ tỉnh Kon Tum).

Công đoàn Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum là đơn vị trực thuộc Công đoàn Cao su Việt Nam, với đặc thù hoạt động trải rộng trên địa bàn thành phố Kon Tum và một số huyện trong tỉnh, có lực lượng đông đảo nữ CBCNVLĐ (970 người trên tổng số 1.787 lao động toàn Công ty). Xác định rõ tầm quan trọng của công tác lao động nữ và phong trào nữ CBCNVLĐ, trong những năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng ủy, sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban Giám đốc, Ban Nữ công đã tham mưu Ban Chấp hành công đoàn Công ty tổ chức quán triệt nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo của Công đoàn Cao su Việt Nam và Liên đoàn Lao động tỉnh về công tác phụ nữ và hoạt động nữ công.

Ban nữ công Công ty đã vận động chị em tham gia đầy đủ các đợt học tập, quán triệt các nghị quyết Hội nghị Trung ương 7, 8 khóa XII của Đảng; học tập quán triệt chuyên đề năm 2018 “Xây dựng phong cách, tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" ; đồng thời xây dựng Bản đăng ký học tập, phấn đấu rèn luyện của cá nhân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lao động nữ, hôn nhân và gia đình, công tác bình đẳng giới…

Trong năm 2018, Ban Chấp hành công đoàn Công ty đã định hướng chỉ đạo công tác nữ công thông qua các văn bản, tài liệu: Hướng dẫn công tác nữ công; Hướng dẫn Kỷ niệm Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10, Tháng công nhân, Tháng hành động vì trẻ em và ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày dân số thế giới 11/7, ngày dân số Việt Nam 26/12,...

Theo đó, các công đoàn bộ phận trực thuộc đã xây dựng kế hoạch triển khai sát với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho nữ CBCNVLĐ tham gia vào các hoạt động trong đơn vị.

Ban Thường vụ công đoàn đã chủ động phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức phát động phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” lồng ghép với phong trào thi đua "Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, phong trào “Luyện tay nghề, Thi thợ giỏi”, phong trào “Thi đua nước rút 03 tháng cuối năm”, phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, "Dân số - Kế hoạch hoá gia đình", phòng chống HIV/AIDS, các tệ nạn xã hội; quan tâm đời sống của nữ CBNVLĐ, tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình bằng nguồn vốn vay hỗ trợ, tuyên truyền giáo dục về giới, kiến thức làm vợ, làm mẹ. Triển khai thực hiện các tiêu chuẩn cuộc vận động "Xây dựng gia đình văn hoá", "Xây dựng văn hóa doanh nghiệp".

Nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tổ chức công đoàn, ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội Liên hiệp PNVN 20/10, ngày thành lập ngành Cao su…Ban Chấp hành Công đoàn đã xây dựng kế hoạch hướng dẫn các công đoàn bộ phận trực thuộc tổ chức các hoạt động với nhiều hình thức phong phú, mang lại hiệu quả thiết thực như : Tổ chức phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, tổ chức các buổi mít tinh, tọa đàm, hái hoa dân chủ, thi cắm hoa, thi nấu ăn, thi các trò chơi dân gian và hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT…

Đối với phong trào thi đua trong nữ CBCNVLĐ, Ban Chấp hành công đoàn đã chủ động phối hợp với Ban vì sự tiến bộ phụ nữ Công ty, xây dựng kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” cụ thể, thiết thực, phù hợp với đặc điểm tình hình của đơn vị. Đội ngũ nữ cán bộ, CNVLĐ đã có ý thức chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ, khẳng định mình trong công tác, tham gia tích cực các phong trào thi đua của ngành, của Công ty.

Nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiệp vụ thực hiện mục tiêu xây dựng nữ cán bộ CNVLĐ ngành Cao su theo chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Tăng cường đề xuất các đề tài, sáng kiến trong lao động sản xuất. Kết quả, trong năm 2018, trong 135 giải pháp sáng kiến được công nhận có hiệu quả và được áp dụng rộng rãi trong phạm vi Công ty thì đã có 46 giải pháp, sáng kiến của nữ CBNVLĐ; trong đó có những giải pháp đã đem lại hiệu quả tích cực trong sản xuất như: Giải pháp "Cho người lao động viết cam kết tuân thủ hợp đồng giao khoán, nội quy quy chế trước khi bước vào mùa cạo mới"; Giải pháp quản lý người lao động tăng năng suất vườn cây; Giải pháp trong việc chăm sóc vườn cây cho năng suất và sản lượng cao; Giải pháp trong việc xác định hàm lượng DRC mủ nước công bằng cho từng người lao động,

Giải pháp: “ Phương pháp trị bệnh nấm hồng nâng cao năng suất vườn cây khai thác”; Giải pháp: “ Gắn mái che mưa nâng cao năng suất vườn cây khai thác”; Giải pháp "Bôi mỡ vazơline dưỡng đường cạo để giữ độ ẩm, vỏ cạo sang mùa cạo mới dễ cạo xả, tiết kiệm vỏ và nhanh thu mủ"; Giải pháp "Gắn máng che mưa, tránh không để nước mưa chảy xuống phần đuôi máng chảy lang vào chén mủ, ảnh hưởng đến chất lượng mủ"…

Bên cạnh đó, phần lớn nữ CBCNVLĐ Công ty đã luôn nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đầy đủ, tích cực các lớp đào tạo, đạo tạo lại tay nghề đối với Công nhân lao động trực tiếp; các lớp bồi dưỡng, học tập lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học...đối với nữ cán bộ gián tiếp. Trong năm 2018, đã có 4 chị tham gia học lớp Trung cấp, Cao cấp LLCT; 45 chị em tham gia học các lớp đại học tại chức, ngoại ngữ, tin học.

Từ những kết quả trong học tập, thi đua lao động, sản xuất trong năm qua đã có 756 chị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, 41 chị được công nhận Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 98 chị được Tổng giám đốc Công ty tặng giấy khen, 33 chị được Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tặng Bằng khen, 11 chị được UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen, 1 chị được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tặng Bằng khen, 72 chị được Công đoàn Công ty tặng giấy khen, 10 chị được Công đoàn Cao su Việt Nam tặng Bằng khen, 3 chị được công nhận Công nhân cao su Việt Nam ưu tú, 1 chị được Tỉnh ủy biểu dương và UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh…

Có thể khẳng định rằng, những kết quả đã đạt được trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của nữ CBCNVLĐ Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum, cùng những danh hiệu thi đua và khen thưởng kịp thời, đây là một trong những nguồn cổ vũ, động viên to lớn, giúp chị em có thêm nguồn động lực để tiếp tục nỗ lực, phấn đấu đạt được nhiều kết quả hơn nữa trong phong trào thi đua lao động sản xuất, học tập năm 2019 và những năm tới.

cong ty cao su kon tum day manh phong trao gioi viec nuoc dam viec nha Đường sắt Hà Nội: Đảm bảo thông tin tín hiệu chính xác cho các đoàn tàu an toàn

Quản lý hàng nghìn km cáp quang, cáp đồng, trên 600 km trục tuyến và 79 ga trạm trải dài trên nhiều địa phương, nhiều ...

cong ty cao su kon tum day manh phong trao gioi viec nuoc dam viec nha Công ty CP Dược phẩm Quảng Bình: Phát triển các dòng sản phẩm an toàn

Phát triển các dòng sản phẩm an toàn từ thảo dược với chất lượng cao là tiêu chí mà Công ty CP Dược phẩm Quảng ...

cong ty cao su kon tum day manh phong trao gioi viec nuoc dam viec nha Công ty Cao su Thống Nhất: Không để xảy ra tai nạn lao động

Công ty Cao su Thống Nhất luôn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLÐ) chính là bảo đảm môi trường ...

Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, bản thân người lao động phải tái định vị chính mình, từ tư duy “làm để được trả lương” sang “làm để đóng góp, làm để phát triển”. Chỉ khi người lao động coi mỗi công việc là một trải nghiệm học tập, một cơ hội rèn luyện kỹ năng và phát triển bản thân, họ mới thực sự trở thành nhân tố không thể thiếu trong chuỗi giá trị, trong chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Trong quá trình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập, đặc biệt đối với người có từ 15 năm công tác trở lên tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khiến họ chịu thiệt thòi so với người làm việc ở các vùng khác.
Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.

Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Ở nơi mùi hóa chất hòa vào tiếng máy móc ầm ầm vận hành mỗi ngày, có một người đàn ông lặng lẽ dành cả tâm huyết của mình để biến điều không thể thành có thể. Đó là anh Nguyễn Thanh Lâm (SN 1976) – cán bộ kỹ thuật phụ trách An toàn lao động, đồng thời là Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần TICO TP. HCM – một người lao động tận tụy, đam mê nghề đến mức luôn “nghĩ về nhà máy” ngay cả sau giờ làm việc…
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.
Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị được Tổng Bí thư Tô Lâm ví như một “Khoán 10” trong lĩnh vực khoa học, công nghệ cho thấy khát vọng bứt phá mà còn khơi dậy tinh thần đổi mới và vai trò trung tâm của lực lượng lao động.
“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Người "thắp lửa" tự động hóa nơi nhà máy

Trong phân xưởng sản xuất hiện đại tại Nhà máy Unilever – Củ Chi, TP. HCM, nơi dây chuyền máy móc hoạt động không ngơi nghỉ, có một người đàn ông luôn âm thầm đi bên cạnh từng cải tiến. Đó là anh Trần Tiến Đạt (SN 1994) – Trưởng nhóm Bảo trì & Dự án tự động hóa thông minh phân xưởng PBC.
Xem thêm