Quy định nhà ở cho công nhân chưa hợp lý, Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần cơ chế đặc thù. |
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngành Dệt may, Giày da tại tỉnh Đồng Nai đang bị sụt giảm 20-30% đơn hàng và chưa có tín hiệu khả quan trong năm 2023. Trước tình hình đó, doanh nghiệp đã phải cho công nhân nghỉ việc từ 3 đến 4 ngày/tháng.
Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế nhiều công nhân trải qua 2 năm dịch bệnh Covid-19 chưa về quê, nên nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch cho công nhân được nghỉ Tết sớm hơn và dài ngày hơn giúp họ có thêm thời gian đón Tết cùng gia đình.
![]() |
Công đoàn Đồng Nai tặng vé xe miễn phí cho công nhân về quê đón Tết. Ảnh: laodong.vn |
Ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty CP TKG Taekwang Vina chia sẻ: "Nhìn chung, nhu cầu nguyện vọng về quê của người lao động (NLĐ) cao hơn các năm trước. Công đoàn có kế hoạch cùng Công ty tổ chức các chuyến xe về quê cho NLĐ, căn cứ theo nguyện vọng của NLĐ, chúng tôi hỗ trợ 50% chi phí. Theo đó, doanh nghiệp này đang có kế hoạch cho công nhân được nghỉ Tết ít nhất 10 ngày".
Theo dự báo, tại một số doanh nghiệp, nếu tình hình đơn hàng tiếp tục khó khăn, đặc biệt là tại các doanh nghiệp đang cho NLĐ nghỉ giãn việc trong tháng 10, tháng 11, tháng 12 của năm 2022 thì sẽ đề xuất cho NLĐ được nghỉ Tết dài ngày, ít nhất từ 10 ngày đến 12 ngày.
Thậm chí, có những doanh nghiệp còn dự định cho công nhân nghỉ Tết lên tới 1 tháng. Bà Nguyễn Thị Thanh Tin, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Sản xuất đồ mộc Chien (Khu công nghiệp Tam Phước, TP. Biên Hòa) cho biết: “Công ty có khoảng 1.200 lao động, hiện chúng tôi vẫn xoay xở được đơn hàng. Công ty dự tính cho công nhân nghỉ Tết gần 1 tháng nhưng sẽ lấy ý kiến công nhân rồi mới đưa ra quyết định phù hợp”.
Còn theo ông Kiều Văn Đồng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty TNHH gỗ Lee Fu (KCN Tam Phước, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), do không có đơn hàng nên hiện nay doanh nghiệp đang sản xuất cầm chừng, công nhân phải nghỉ vào ngày thứ Bảy. Đối với kế hoạch nghỉ Tết sắp tới, phía doanh nghiệp thông báo, dự kiến nghỉ từ ngày 2.1 đến ngày 28.1.2023, thời gian kéo dài khoảng từ 1 tháng hoặc đến hơn 1 tháng tùy theo tình hình.
Nhiều người băn khoăn rằng NLĐ nghỉ Tết dài ngày như vậy thì tiền lương sẽ được tính như thế nào? Về vấn đề này, ông Cao Duy Thái - Trưởng Phòng Chính sách lao động - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết, ngoài những ngày nghỉ Tết theo quy định, một số doanh nghiệp đã chọn phương án sử dụng phép năm của năm 2023 để tính vào ngày nghỉ Tết kéo dài cho NLĐ. Nếu doanh nghiệp không sử dụng phép năm mà cho NLĐ nghỉ hưởng lương ngừng việc thì 2 bên tự thoả thuận theo điều 99 của Bộ Luật Lao động.
Ngoài ra, nếu NLĐ muốn về quê thời gian dài thì có thể thoả thuận tạm hoãn hợp đồng với doanh nghiệp, nghỉ không hưởng lương.
Cũng theo ông Thái, việc trả lương cho NLĐ những ngày nghỉ Tết kéo dài tùy thuộc vào khả năng thương lượng giữa ban giám đốc công ty với ban chấp hành công đoàn cơ sở trên cơ sở lấy ý kiến đồng thuận của đại đa số NLĐ.
![]() Theo đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, đến thời điểm này, phần lớn doanh ... |
![]() Góp ý kiến vào Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về việc đề xuất ngày nghỉ tết Âm ... |
![]() Năm nay gần 600 con em công nhân lao động thuộc Công ty TNHH Giầy Ching Luh Việt Nam (Long An) được đón một cái ... |
Tin mới hơn

“Thay” tư duy - “đổi” vận mệnh

Bất cập chính sách khi sắp xếp lại tổ chức bộ máy ở vùng đặc biệt khó khăn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo
Tin tức khác

Biến phế phẩm thành “vàng” – sáng kiến của người cán bộ yêu nghề

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Nghị quyết 57: Người lao động có cơ hội “thăng hoa” cùng thời đại số

“Kênh ba bên” - mô hình đối thoại cần thiết trong nền kinh tế thị trường
